Xử phạt đại lý bảo hiểm thay mặt bên mua đàm phán hợp đồng với chính DN mà mình đang làm đại lý
Xử phạt đại lý bảo hiểm thay mặt bên mua đàm phán hợp đồng với chính doanh nghiệp mà mình đang làm đại lý được quy định tại Điểm d Khoản 2, Khoản 5 và Điểm b Khoản 6 Điều 24 Nghị định 98/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm, kinh doanh xổ số như sau:
2. Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:
d) Thay mặt bên mua bảo hiểm đàm phán hợp đồng bảo hiểm với chính doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài mà tổ chức, cá nhân đang làm đại lý.
…
5. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tước quyền sử dụng chứng chỉ đại lý bảo hiểm của cá nhân từ 02 tháng đến 03 tháng, đình chỉ hoạt động đại lý bảo hiểm của tổ chức từ 02 tháng đến 03 tháng đối với trường hợp vi phạm quy định tại Khoản 2 Điều này.
6. Biện pháp khắc phục hậu quả:
b) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm hành chính quy định tại Khoản 2, Khoản 3 Điều này;
Ngoài ra, Ban biên tập thông tin thêm đến bạn về quyền và nghĩa vụ của đại lý bảo hiểm được quy định tại Nghị định 73/2016/NĐ-CP như sau:
+ Đại lý bảo hiểm có các quyền sau:
- Lựa chọn và ký kết hợp đồng đại lý bảo hiểm đối với doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài theo đúng quy định pháp luật;
- Tham dự các lớp đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ cho đại lý bảo hiểm do doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài tổ chức;
- Được cung cấp thông tin cần thiết cho các hoạt động của mình và các điều kiện khác để thực hiện hợp đồng đại lý bảo hiểm;
- Hưởng hoa hồng và các quyền, lợi ích hợp pháp khác từ hoạt động đại lý bảo hiểm;
- Yêu cầu doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài hoàn trả tiền ký quỹ hoặc tài sản thế chấp theo thỏa thuận trong hợp đồng đại lý bảo hiểm.
+ Đại lý bảo hiểm có các nghĩa vụ sau:
- Thực hiện cam kết trong hợp đồng đại lý bảo hiểm đã ký với doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài;
- Ký quỹ hoặc thế chấp tài sản cho doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài nếu có thỏa thuận trong hợp đồng đại lý bảo hiểm;
- Giới thiệu, mời chào, bán bảo hiểm; cung cấp các thông tin đầy đủ, chính xác cho bên mua bảo hiểm; thực hiện hợp đồng bảo hiểm theo phạm vi được ủy quyền trong hợp đồng đại lý bảo hiểm;
- Tham gia các khóa đào tạo nâng cao trình độ do các cơ sở đào tạo đại lý bảo hiểm tổ chức;
- Chịu sự kiểm tra giám sát của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và thực hiện đầy đủ nghĩa vụ tài chính theo quy định pháp luật.
Như vậy, đại lý bảo hiểm không có quyền, cũng như nghĩa vụ thay mặt bên mua bảo hiểm đàm phán hợp đồng bảo hiểm với chính doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài mà tổ chức, cá nhân đang làm đại lý. Nếu như đại lý bảo hiểm thay mặt bên mua đàm phán hợp đồng với chính doanh nghiệp mà mình đang làm đại lý thì có thể bị phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng. Đồng thời, nếu đại lý bảo hiểm của cá nhân sẽ bị tước quyền sử dụng chứng chỉ đại lý bảo hiểm từ 2 đến 3 tháng; nếu là đại lý bảo hiểm của tổ chức sẽ bị đình chỉ hoạt động từ 2 đến 3 tháng. Ngoài ra, sẽ phải nộp lại số lợi, lợi nhuận bất hợp pháp thu được do thực hiện hành vi vi phạm.
Trên đây là tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về xử phạt đối với đại lý bảo hiểm thay mặt bên mua đàm phán hợp đồng với chính doanh nghiệp mà mình đang làm đại lý. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này bạn nên tham khảo thêm tại Nghị định 98/2013/NĐ-CP.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Không ký hợp đồng thi công công trình xây dựng với chủ đầu tư thì có phải kê khai thuế GTGT vãng lai không?
- Trường hợp giá dịch vụ thoát nước do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thấp hơn mức giá đã được tính đúng thì xử lý thế nào?
- Từ 1/1/2025, trường hợp nào được phép vượt xe bên phải mà không phạm luật?
- Căn cứ xác định giá gói thầu là gì? Giá gói thầu cập nhật trong thời gian nào?
- Từ 01/01/2025, hồ sơ cấp Chứng chỉ hành nghề đấu giá gồm những giấy tờ gì?