Các thiết bị và báo hiệu bố trí tại đường ngang trong giao thông đường sắt

Các thiết bị và báo hiệu bố trí tại đường ngang trong giao thông đường sắt được quy định như thế nào? Xin chào Ban biên tập Thư Ký Luật, tôi là Tiến Tài một lái xe taxi, tôi có một thắc mắc muốn được hỏi Ban biên tập Thư Ký Luật như sau, các thiết bị và báo hiệu bố trí tại đường ngang trong giao thông đường sắt được quy định như thế nào? Tôi có thể tham khảo vấn đề này tại văn bản nào? Mong sớm nhận được phản hồi tư Ban biên tập Thư Ký Luật. Xin chân thành cảm ơn! Tiến Tài (0969689***)

Các thiết bị và báo hiệu bố trí tại đường ngang trong giao thông đường sắt được quy định Điều 8 Thông tư 62/2015/TT-BGTVT Quy định về đường ngang do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành, có quy định về vấn đề này như sau:

1. Các thiết bị và báo hiệu bố trí tại đường ngang

a) Đường ngang có người gác: giàn chắn hoặc cần chắn, đèn tín hiệu, chuông điện, biển báo hiệu, cọc tiêu, hàng rào, vạch kẻ đường trên đường bộ, tín hiệu ngăn đường phía đường sắt (nếu có) và các thiết bị báo hiệu khác khi được cấp có thẩm quyền cho phép;

b) Đường ngang cảnh báo tự động: đèn tín hiệu, chuông điện, biển báo hiệu, cọc tiêu hoặc hàng rào, có hoặc không có cần chắn tự động, vạch kẻ đường trên đường bộ và các thiết bị báo hiệu khác khi được cấp có thẩm quyền cho phép;

c) Đường ngang biển báo: biển báo hiệu, cọc tiêu hoặc hàng rào, vạch kẻ đường và các thiết bị báo hiệu khác khi được cấp có thẩm quyền cho phép.

2. Hệ thống báo hiệu, thiết bị bố trí tại đường ngang để bảo đảm an toàn giao thông, phòng ngừa tai nạn. Mọi tổ chức, cá nhân phải có trách nhiệm bảo vệ, không được tự ý di chuyển, chiếm đoạt, làm hư hỏng hoặc làm giảm hiệu lực và tác dụng của các hệ thống quy định tại Điều này.

Như vậy, các thiết bị báo hiệu bố trí tại các đường sắt cắt ngang đường bộ bao gồm đường ngang có người gác và đường ngang biển báo. Đối với đường ngang có người gác được bố trí như dàn chắn cần chắn, đèn tín hiệu, chuông điện có người điều khiển. Đường ngang biển báo là biển báo hiện, cọc tiêu...đường ngang có người gác thường được bố trí tại các nơi đông dân cư, mật độ các phương tiện tham gia giao thông đông đúc, còn đối với các đường ngang biển báo thường có tại các nơi phương tiện đi lại ít. Việc lắp các thiết bị báo hiệu được bố trí tại đường ngang nhằm đảm bảo an toàn giao thông và phòng ngừa tai nạn giao thông.

Trên đây là nội dung câu trả lời của Ban biên tập Thư Ký Luật về các thiết bị và báo hiệu bố trí tại đường ngang trong giao thông đường sắt. Để hiểu rõ và chi tiết hơn về vấn đề này bạn có thể tìm đọc và tham khảo thêm tại Thông tư 62/2015/TT-BGTVT.

Trân trọng!

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Thư Viện Pháp Luật
338 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào