Thẩm quyền xử lý vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ thuộc về cơ quan nào?

Chào Ban biên tập Thư Ký Luật, tôi có vấn đề này muốn nhờ sự tư vấn của Ban biên tập như sau: Theo tôi nghiên cứu, thì trong trường hợp xử lý vật chứng là vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ trong một vụ án thì thẩm quyền thuộc về Bộ công an. Như vậy, Tòa án sẽ tịch thu và chuyển cho cơ quan công an cùng cấp tiêu hủy, hoặc sung quỹ (thông thường là tiêu hủy) hay như thế nào? Rất mong nhận được sự trao đổi của Ban biên tập. Tôi chân thành cảm ơn.  Thùy Nhi (nhi***@gmail.com)

Theo Khoản 6 Điều 28 Nghị định 25/2012/NĐ-CP hướng dẫn Pháp lệnh quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ thì Bộ Quốc phòng có trách nhiệm: Tiếp nhận, xử lý, tiêu hủy vũ khí quân dụng, vật liệu nổ do cơ quan Công an hoặc các tổ chức và cá nhân giao nộp.

Theo Khoản 1 Điều 13 Nghị định 26/2012/NĐ-CP quy định trình tự, thủ tục, thẩm quyền và kinh phí phục vụ việc tiếp nhận, thu gom, phân loại, bảo quản, thanh lý, tiêu hủy vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ thì Bộ Công an có trách nhiệm: Hướng dẫn, chỉ đạo, kiểm tra và tổ chức thực hiện công tác tiếp nhận, thu gom, phân loại, bảo quản, thanh lý, tiêu hủy vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ thuộc thẩm quyền, cụ thể:

a) Vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ do cơ quan, tổ chức, cá nhân giao nộp hoặc tàng trữ, sử dụng trái phép;

b) Vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ sau chiến tranh còn tồn tại ở ngoài xã hội;

c) Vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ có liên quan đến các vụ án đã được xử lý theo quy định hoặc do cơ quan chức năng phát hiện, thu giữ hoặc không xác định được nguồn gốc.

Từ các quy định nêu trên thì Bộ Quốc phòng có thẩm quyền xử lý, tiêu hủy đối với vũ khí quân dụng, vật liệu nổ.

Bộ Công an có thẩm quyền xử lý, tiêu hủy đối với vật liệu nổ và vũ khí nói chung.

Ngoài ra, theo Khoản 1 Điều 3 Nghị định 26/2012/NĐ-CP định nghĩa vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ tiếp nhận, thu gom gồm: Vũ khí quân dụng, súng săn, vũ khí thô sơ, vũ khí thể thao, các loại vũ khí khác có tính năng, tác dụng tương tự; vật liệu nổ; công cụ hỗ trợ; phụ kiện của các loại vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ và các loại đạn sử dụng cho vũ khí, công cụ hỗ trợ; chất nổ từ bom, mìn, lựu đạn, đạn, quả nổ, ngư lôi, thủy lợi, hỏa cụ.
Như vậy, đối với việc xử lý vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ thì thẩm quyền của Bộ Công an rộng hơn so với Bộ Quốc phòng. Bộ Công an xử lý với tất cả vũ khí còn Bộ Quốc phòng chỉ xử lý với vũ khí quân dụng.

Trên đây là nội dung tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về thẩm quyền xử lý vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ. Để có thể hiểu rõ hơn điều này, bạn vui lòng tham khảo Nghị định 25/2012/NĐ-CP và Nghị định 26/2012/NĐ-CP.

Trân trọng!

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

523 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào