Từ năm 2017, ký hợp đồng với đối tác nước ngoài bằng tiếng Việt được không?
Thứ nhất, trường hợp của bạn, yêu cầu của đối tác như vậy là trái với quy định pháp luật Việt Nam hiện hành. Vì mặc dù đối tác của công ty bạn là doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài nhưng lại được thành lập tại Việt Nam, hoạt động và kinh doanh trên cơ sở pháp luật Việt Nam. Vậy nên công ty họ được ghi nhận là một pháp nhân của Việt Nam. Hợp đồng giữa công ty bạn và công ty họ cũng được thực hiện tại Việt Nam nên luật pháp điều chỉnh phải là luật của Việt Nam. Cụ thể, Luật Thương mại 2005 và Bộ luật dân sự 2015 là luật sẽ điều chỉnh và giải quyết tranh chấp giữa bạn và đối tác nếu có. Do đó, việc đối tác của bạn yêu cầu về hình thức hợp đồng như vậy là hoàn toàn sai.
Thứ hai, về hình thức của Hợp đồng, hai bên có thể lập Hợp đồng bằng tiếng Việt và được dịch sang tiếng Anh.
Bạn có thể trình bày những thông tin trên với bên đối tác để việc đàm phán, ký kết hợp đồng được dễ dàng hơn.
Trên đây là nội dung tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về ký hợp đồng với đối tác nước ngoài bằng tiếng Việt. Bạn nên tham khảo chi tiết Bộ luật dân sự 2015 để nắm rõ quy định này.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Học sinh được nghỉ bao nhiêu ngày Tết 2025? Học kỳ 2 năm học 2024 - 2025 bắt đầu khi nào?
- Tên gọi Hà Nội có từ khi nào? Phía Bắc Thủ đô Hà Nội tiếp giáp với tỉnh thành nào?
- Còn bao nhiêu ngày thứ 2 nữa đến Tết 2025? Đếm ngược ngày Tết Âm lịch 2025?
- Trường công lập được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất có được phép chuyển sang thuê đất thu tiền hằng năm để kinh doanh không?
- Từ 1/1/2025, tài liệu ôn luyện kiểm tra phục hồi điểm GPLX được đăng tải trên đâu?