Từ năm 2017, con nuôi có được hưởng thừa kế bằng con ruột không?
Ban biên tập xin trả lời thắc mắc của bạn như sau:
Thứ nhất, cha bạn mất mà không để lại di chúc nên căn cứ vào Điểm a Khoản 1 Điều 650 Bộ luật dân sự 2015 thì di sản thừa kế của cha bạn sẽ được chia theo pháp luật.
Thứ hai, khi chia di sản theo pháp luật thì những người nằm ở hàng thừa kế sẽ được ưu tiên chia thừa kế. Điều 651 Bộ luật dân sự 2015 quy định như sau:
- Hàng thừa kế thứ nhất gồm: Vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết…
- Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.
Như vậy, căn cứ vào quy định trên thì người con nuôi của cha bạn thuộc hàng thừa kế thứ nhất và người này được hưởng một suất ngang bằng với các con ruột.
Trên đây là nội dung tư vấn của Ban biên tập về việc hưởng thừa kế đối với con nuôi. Bạn nên tham khảo chi tiết Bộ luật dân sự 2015 để hiểu rõ quy định này.
Trân trọng!

Thư Viện Pháp Luật
- Tổ chức Đảng bị áp dụng hình thức kỷ luật giải tán tổ chức Đảng với mọi hành vi vi phạm quy định về quốc phòng, an ninh, đối ngoại đúng không?
- Cách viết bản kiểm điểm đảng viên? Việc kiểm điểm đảng viên về nội dung phẩm chất, đạo đức được thực hiện như thế nào?
- Hành vi vi phạm nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Đảng bị xử lý khiển trách trong trường hợp nào?
- Đảng viên phải chuyển sinh hoạt Đảng chính thức ra nước ngoài khi nào?
- Đối tượng kiểm điểm khi thực hiện kiểm điểm tập thể Đảng ở địa phương là những cơ quan nào?