Trách nhiệm bảo vệ chứng cứ trong sự cố, tai nạn tàu bay được quy định thế nào?

Trách nhiệm bảo vệ chứng cứ trong sự cố, tai nạn tàu bay được quy định ra sao? Xinc hào Ban biên tập Thư Ký Luật. Em là sinh viên đang theo học ngành quản lý hoạt động bay của Học viện hàng không Việt Nam. Trong quá trình học, khi tìm hiểu đến quá trình hoạt động của tàu bay, em thắc mắc, trong trường hợp có sự cố hay tai nạn tàu bay xảy ra, các cơ quan chức năng sẽ tiến hành điều tra làm rõ sự việc. Vậy pháp luật quy định như thế nào đối với việc thực hiện trách nhiệm bảo vệ chứng cứ của các tổ chức, cá nhân trong trường hợp trên? Nội dung này em có thể tham khảo tại văn bản nào? Rất mong Ban biên tập giải đáp giúp em! Cảm ơn các anh chị rất nhiều. Phạm Việt Hùng (hung***@gmail.com)

Trách nhiệm bảo vệ chứng cứ trong sự cố, tai nạn tàu bay được quy định tại Khoản 3 và Khoản 4 Điều 108 Luật hàng không dân dụng Việt Nam 2006. Theo đó:

2. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan có trách nhiệm bảo vệ tàu bay bị sự cố, tai nạn, trang bị, thiết bị, tài sản trong tàu bay bị sự cố, tai nạn để phục vụ công tác điều tra và giao nộp chứng cứ cho cơ quan điều tra sự cố, tai nạn tàu bay hoặc Ủy ban nhân dân địa phương nơi gần nhất.

3. Người nào cố ý che giấu, không thông báo về sự cố, tai nạn tàu bay, làm sai lệch thông tin, làm hư hỏng hoặc phá huỷ các thiết bị kiểm tra và các bằng chứng khác liên quan đến sự cố, tai nạn tàu bay thì tuỳ theo tính chất, mức độ mà bị xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Trên thực tế, việc bảo vệ chứng cứ đóng vai trò rất quan trọng đối với công tác điều tra trong trường hợp xảy ra các sự cố, tai nạn tàu bay. Trong đó, quan trọng nhất vẫn là các chứng cứ tại hiện trường  nơi tàu bay gặp sự cố, tai nạn. Một trong những công việc ưu tiên hàng đầu của các cơ quan chức năng, nhất là cảnh sát hay quân sự là bảo vệ hiện trường giúp cho công việc điều tra thuận lợi và đạt kết quả. Đôi khi vị trí và tính chất tai nạn làm cho việc điều tra gặp khó khăn. Ví dụ, chuyến bay Flight 9525 của hãng hàng không Đức Germanwings xảy ra hồi tháng 3/2015 tại khu vực rừng núi hiểm trở, tuyết phủ ở Pháp, không có đường giao thông làm cho công việc cực kỳ nan giải. Các mảnh vỡ từ máy bay văng rải rác trên diện tích rộng tới 4 ha, trên sườn đá dốc nguy hiểm cao trên 1.550m. Do vậy, để bảo vệ toàn vẹn các chứng cứ tại hiện trường là vô cùng khó khăn thậm chí có nguy cơ nguy hiểm. 

Thông thường, các vụ tai nạn tàu bay xảy ra, hiện trường tai nạn sẽ rất phức tạp, cơ quan điều tra buộc phải truy tìm manh mối từ đống đổ nát, những dấu vết còn sót lại của tàu bay. Việc tiến hành điều tra, thu thập chứng cứ là không hề đơn giản. Do vậy, để nhanh chóng tìm ra nguyên nhân, khắc phục hậu quả của các sự cố, tai nạn tàu bay, đòi hỏi sự phối hợp, tự giác của các cá nhân, cơ quan, tổ chức liên quan trong quá trình thực hiện nhiệm vụ.

Trên đây là nội dung tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về trách nhiệm bảo vệ chứng cứ trong sự cố, tai nạn tàu bay. Để hiểu chi tiết hơn vấn đề này, bạn vui lòng tham khảo thêm tại Luật hàng không dân dụng Việt Nam 2006.

Trân trọng! 

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Thư Viện Pháp Luật
275 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào