Thiết lập và tính toán chỉnh định hệ thống rơ le bảo vệ và tự động hóa khi đưa công trình điện mới vào vận hành

Thiết lập và tính toán chỉnh định hệ thống rơ le bảo vệ và tự động hóa khi đưa công trình điện mới vào vận hành được quy định như thế nào? Xin chào Ban biên tập Thư Ký Luật, tôi là Thiên Lý hiện đang sống và làm việc tại Hải Phòng. Tôi đang tìm hiểu về vận hành công trình điện mới. Tôi muốn biết thiết lập và tính toán chỉnh định hệ thống rơ le bảo vệ và tự động hóa khi đưa công trình điện mới vào vận hành được quy định như thế nào? Vấn đề này được quy định tại văn bản nào? Mong Ban biên tập Thư Ký Luật giải đáp giúp tôi. Chân thành cảm ơn.

Thiết lập và tính toán chỉnh định hệ thống rơ le bảo vệ và tự động hóa khi đưa công trình điện mới vào vận hành được quy định tại Khoản 5 Điều 45 Thông tư 40/2014/TT-BCT Quy định quy trình điều độ hệ thống điện quốc gia, theo đó:

Thiết lập và tính toán chỉnh định hệ thống rơ le bảo vệ và tự động hóa

a) Các cấp điều độ, các Đơn vị quản lý vận hành phải có trách nhiệm thực hiện thiết lập, kiểm tra và tính toán chỉnh định hệ thống rơ le bảo vệ và tự động hóa theo quy định tại Thông tư này, Quy định hệ thống điện truyền tải, Quy định hệ thống điện phân phối do Bộ Công Thương ban hành và Quy định yêu cầu kỹ thuật đối với hệ thống bảo vệ rơ le và tự động hóa trong nhà máy điện và trạm điện do Cục Điều tiết điện lực ban hành;

b) Đơn vị quản lý vận hành có trách nhiệm hoàn tất và xác nhận việc cài đặt các trị số chỉnh định rơ le bảo vệ theo yêu cầu của cấp điều độ có quyền điều khiển trước khi đóng điện công trình mới;

c) Trong quá trình vận hành, mọi sự thay đổi về các trị số chỉnh định rơ le bảo vệ và tự động phải được sự đồng ý của cấp điều độ có quyền điều khiển;

d) Các cấp điều độ có trách nhiệm phối hợp trong quá trình tính toán, chỉnh định rơ le bảo vệ và tự động hóa để đảm bảo tính chọn lọc, nhanh nhạy của rơ le bảo vệ và tự động trong hệ thống điện quốc gia.

Ngoài ra liên quan tới vấn đề này Ban biên tập Thư Ký Luật gửi đến bạn những thông tin sau:

Dự kiến, đầu tháng 8/2017, hệ thống điện năng lượng mặt trời với kinh phí đầu tư 10 tỷ đồng trên xã đảo An Bình (còn gọi là đảo Bé - huyện đảo Lý Sơn) sẽ được đưa vào sử dụng. Hệ thống điện năng lượng mặt trời trên đảo Bé bao gồm 300 tấm pin quang điện với tổng công suất 96 kW, 1 hệ thống lưu trữ năng lượng với tổng dung lượng 9.600 Ah.

Hệ thống được xây dựng trên diện tích 2.000 m2. Tổng kinh phí đầu tư 10 tỷ đồng từ nguồn vốn của Tổng công ty Điện lực miền Trung.

Hiện nay đảo Bé đã được đầu tư 4 tổ máy phát điện diezen đảm bảo cung cấp điện cho nhà máy lọc nước và 400 hộ dân trên đảo sử dụng điện 24/24h mỗi ngày. Các tổ máy diezen đảm bảo cung ứng đủ lượng điện phục vụ cư dân đảo Bé. Tuy nhiên, việc phát điện bằng máy diezen 24/24h nảy sinh nhiều vấn đề như máy thường xuyên hỏng hóc, lượng dầu nhớt, khí thải xả ra môi trường lớn. Điều này không phù hợp với xu hướng phát triển du lịch xanh tại đảo Bé. Vì vậy việc đầu tư hệ thống điện năng lượng mặt trời là hợp lý.

Trên đây là tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về thiết lập và tính toán chỉnh định hệ thống rơ le bảo vệ và tự động hóa khi đưa công trình điện mới vào vận hành. Để biết thêm thông tin chi tiết bạn nên tham khảo tại Thông tư 40/2014/TT-BCT.

Trân trọng!

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Thư Viện Pháp Luật
769 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào