Xử phạt hành vi phân biệt đối xử về điều kiện bảo hiểm và mức phí bảo hiểm giữa các đối tượng bảo hiểm phi nhân thọ

Xử phạt như thế nào đối với hành vi phân biệt đối xử về điều kiện bảo hiểm và mức phí bảo hiểm giữa các đối tượng bảo hiểm phi nhân thọ? Xin chào Ban biên tập Thư Ký Luật. Tôi tên là Bích Ngọc. Tôi đang làm việc tại công ty cổ phần bảo hiểm ở Hà Nội. Trong quá trình làm việc, có một số vướng mắc tôi muốn nhờ Ban biên tập giải đáp giúp tôi, cụ thể là xử phạt như thế nào đối với hành vi phân biệt đối xử về điều kiện bảo hiểm và mức phí bảo hiểm giữa các đối tượng bảo hiểm phi nhân thọ? Văn bản pháp luật nào quy định vấn đề này? Tôi mong Ban biên tập có thể tư vấn giúp tôi. Tôi xin chân thành cám ơn Ban biên tập Thư Ký Luật! (0165***) 

Xử phạt đối với hành vi phân biệt đối xử về điều kiện bảo hiểm và mức phí bảo hiểm giữa các đối tượng bảo hiểm phi nhân thọ được quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 16 Nghị định 98/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm, kinh doanh xổ số như sau:

Phạt cảnh cáo đối với một trong các hành vi vi phạm sau:

- Phân biệt đối xử về điều kiện bảo hiểm và mức phí bảo hiểm giữa các đối tượng bảo hiểm có cùng mức độ rủi ro.

Ngoài ra, Ban biên tập cũng thông tin thêm đến bạn về điều kiện bảo hiểm và mức phí bảo hiểm sẽ do doanh nghiệp bảo hiểm và người mua bảo hiểm thỏa thuận trong hợp đồng mua bán bảo hiểm. Về đánh giá mức độ rủi ro, các doanh nghiệp bảo hiểm thông thường sẽ dựa trên 2 tiêu chí sau:

- Tần suất xuất hiện rủi ro: là số lần có thể xảy ra rủi ro trong một khoảng thời gian nhất định hay là khoảng cách thời gian trung bình giữa các lần rủi ro xuất hiện. Ví dụ, cứ 30 năm xuất hiện một đợt lũ mấp mé đê sông Hồng tại Hà Nội. Như vậy tần suất xuất hiện rủi ro là cứ 100 năm thì có trên 3 lần xuất hiện lũ lớn mấp mé đê sông Hồng. Nếu khoảng thời gian xem xét càng dài thì rủi ro xảy ra càng nhiều.

- Mức độ nghiêm trọng của rủi ro hay tính khốc liệt của tổn thất. Tổn thất là hậu quả của rủi ro. Đối tượng chịu ảnh hưởng của rủi ro khác nhau thì tổn thất gây ra cũng khác nhau.

Trên đây là tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về xử phạt đối với hành vi phân biệt đối xử về điều kiện bảo hiểm và mức phí bảo hiểm giữa các đối tượng bảo hiểm phi nhân thọ. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này bạn nên tham khảo thêm tại Nghị định 98/2013/NĐ-CP.

Trân trọng!

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Thư Viện Pháp Luật
384 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào