Tai nạn tàu bay là gì?

Tai nạn tàu bay là gì? Xin chào Ban biên tập Thư Ký Luật. Tôi là Xinh, hiện đang sinh sống và làm việc tại TP.Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng. Gần đây, khi theo dõi thông tin thời sự, báo chí, tôi thấy có nhiều tin tức, bài viết đề cập đến các vụ rơi máy bay tại Việt Nam và nhiều quốc gia trên thế giới gây thiệt hại nặng nề về người và của. Tôi thắc mắc không biết, những trường hợp máy bay rơi như trên có phải là tai nạn tàu bay hay không? Pháp luật hiện nay quy định tai nạn tàu bay là gì? Tôi có thể tham khảo thêm thông tin tại đâu? Rất mong nhận được phản hồi từ Ban biên tập. Xin chân thành cảm ơn! Vũ Ngọc Xinh (xinhxinh***@yahoo.com)

Tai nạn tàu bay được định nghĩa tại Khoản 2 Điều 104  Luật hàng không dân dụng Việt Nam 2006. Theo đó:

Tai nạn tàu bay là vụ việc liên quan đến việc khai thác tàu bay trong khoảng thời gian từ khi bất kỳ người nào lên tàu bay để thực hiện chuyến bay đến khi người cuối cùng rời khỏi tàu bay mà xảy ra một trong các trường hợp sau đây:

a) Có người chết hoặc bị thương nặng do đang ở trong tàu bay hoặc do bị tác động trực tiếp của bất kỳ bộ phận nào của tàu bay, kể cả những bộ phận bị văng ra từ tàu bay hoặc do bị tác động trực tiếp của khí phát thải từ động cơ tàu bay, trừ trường hợp thương tổn xuất phát từ nguyên nhân tự nhiên hoặc do tự gây ra hoặc do người khác gây ra và thương tổn của hành khách không có vé trốn ở bên ngoài khu vực dành cho hành khách hoặc tổ bay;

b) Tàu bay hoặc kết cấu của tàu bay bị tổn hại làm ảnh hưởng xấu đến độ bền của kết cấu, tính năng bay của tàu bay dẫn đến phải sửa chữa lớn hoặc thay thế bộ phận bị hỏng, trừ những hỏng hóc hoặc sự cố của động cơ tàu bay chỉ ảnh hưởng đến động cơ tàu bay, vỏ bọc hoặc thiết bị của động cơ tàu bay hoặc hỏng hóc chỉ ảnh hưởng đến cánh quạt tàu bay, đầu cánh tàu bay, ăng ten, lốp, phanh, bộ phận tạo hình khí động học của tàu bay hoặc chỉ là vết lõm, lỗ thủng nhỏ ở vỏ tàu bay;

c) Tàu bay bị mất tích hoặc hoàn toàn không thể tiếp cận được.

Trên thực tế, cho đến thời điểm hiện nay, máy bay vẫn được coi là phương tiện giao thông an toàn nhất trên thế giới với tỷ lệ số vụ tai nạn và tử vong thấp nhất so với các phương tiện khác như tàu thuyền, ô tô, xe máy … Tuy nhiên, một khi tai nạn máy bay xảy ra thì nó có thể cướp đi hàng trăm sinh mạng cùng một lúc. Trong lịch sử ngành hàng không Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung đã xảy ra rất nhiều các vụ tai nạn tàu bay hết sức thảm khốc mà khi nhắc lại, dù chỉ được biết đến qua thông tin thời sự, báo chí thôi, người ta vẫn không khỏi rùng mình.

Chỉ riêng tại Việt Nam, trong năm 2016 đã xảy ra 4 vụ tai nạn tàu bay gây thiệt hại không nhỏ về người và của. Có thể kể đến như: Sáng 14/6/2016, chiến đấu cơ Su-30 số hiệu 8585 thuộc Trung đoàn Không quân 923 (Yên Thế), Sư đoàn 371 xuất phát từ sân bay Sao Vàng và gặp nạn tại khu vực Hòn Mắt, Thanh Hóa. Đây là máy bay Su-30 đầu tiên bị rơi trong lịch sử Không quân Việt Nam. Tiếp đó, trưa ngày16/6/2016, máy bay tuần thám CASA 2012 mang số hiệu 8983 thuộc lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam đang trên đường tìm kiếm Thượng tá Trần Quang Khải vẫn còn mất tích trong vụ rơi Su-30 ngày 14 tháng 6 thì mất tích trên vùng biển gần đảo Bạch Long Vỹ. Trên máy bay có năm người cấp úy, bốn người cấp tá đều thuộc biên chế Lữ đoàn vận tải 918, Quân chủng Phòng không Không quân. Đến sáng ngày 17 tháng 6 các mảnh vụn máy bay CASA 212 được tìm thấy và trục vớt.

Sáng 26/8/2016, máy bay huấn luyện Aero L-39 Albatros mang số hiệu 8705 thuộc Trung đoàn Không quân 910, Trường Sĩ quan Không quân đang thực hiện bay huấn luyện thì gặp nạn và rơi ở Hòa Thành, Đông Hòa, Phú Yên. Vụ tai nạn làm thượng sĩ Phạm Đức Trung, học viên phi công khóa K41 Trường Sĩ quan Không quân, tử nạn.

Trên đây là nội dung tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về khái niệm tai nạn tàu bay. Để hiểu chi tiết hơn vấn đề này, bạn vui lòng tham khảo thêm tại Luật hàng không dân dụng Việt Nam 2006.

Trân trọng! 

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Thư Viện Pháp Luật
476 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào