Cấp Chứng chỉ bồi dưỡng kế toán trưởng được quy định như thế nào?
Việc cấp Chứng chỉ bồi dưỡng kế toán trưởng của các cơ sở đào tạo kế toán trưởng được quy định Điều 9 Thông tư 199/2011/TT-BTC hướng dẫn việc tổ chức bồi dưỡng và cấp chứng chỉ bồi dưỡng kế toán trưởng do Bộ Tài chính ban hành như sau:
1. Học viên có kết quả thi đạt loại trung bình trở lên (Học viên đạt yêu cầu) được Thủ trưởng cơ sở đào tạo, bồi dưỡng ra quyết định tổ chức khoá học cấp “Chứng chỉ bồi dưỡng Kế toán trưởng”.
2. Kết thúc mỗi khoá học bồi dưỡng kế toán trưởng, đơn vị tổ chức khoá học bồi dưỡng kế toán trưởng gửi “Quyết định công nhận kết quả đạt yêu cầu khoá học” kèm theo “Danh sách học viên đạt yêu cầu khoá học” (Phụ lục số 03) về Bộ Tài chính, để xem xét, chấp thuận và cấp phôi Chứng chỉ bồi dưỡng kế toán trưởng. Thủ trưởng cơ sở đào tạo, bồi dưỡng (hoặc cấp phó được Thủ trưởng cơ sở đào tạo, bồi dưỡng uỷ quyền) mới có quyền ký, cấp Chứng chỉ bồi dưỡng kế toán trưởng.
3. Chứng chỉ bồi dưỡng kế toán trưởng phải được cơ sở đào tạo, bồi dưỡng tổ chức khoá học bồi dưỡng kế toán trưởng đóng dấu nổi vào giáp lai ảnh của học viên.
4. Chứng chỉ bồi dưỡng kế toán trưởng có giá trị sử dụng trong thời hạn 5 năm kể từ ngày cấp để bổ nhiệm kế toán trưởng lần đầu theo quy định tại khoản 2 Điều 53 của Luật Kế toán. Quá thời hạn 5 năm học viên có yêu cầu cấp lại chứng chỉ phải học lại khoá học bồi dưỡng kế toán trưởng.
5. Những người có Chứng chỉ bồi dưỡng kế toán trưởng đã đủ điều kiện và được bổ nhiệm làm kế toán trưởng 1 lần thì Chứng chỉ bồi dưỡng kế toán trưởng đó vẫn có giá trị để bổ nhiệm kế toán trưởng từ lần thứ hai trở đi, trừ khi khoảng thời gian không làm kế toán trưởng giữa 2 lần bổ nhiệm đã quá 5 năm.
6. Chứng chỉ bị mất, thất lạc học viên liên hệ với cơ sở đào tạo, bồi dưỡng (nơi cấp chứng chỉ) để làm thủ tục cấp lại.
Như vậy, sau khi trải qua khóa đào tạo kế toán trưởng, các học viên đạt yêu cầu đầu ra sẽ được cấp chứng chỉ, chứ không phải văn bằng. Và sau khi kết thúc mỗi khóa học các cơ sở đào tạo sẽ gửi danh sách các học viên đạt yêu cầu, kèm theo một số giấy tờ khác có liên quan về Bộ Tài chính, sau đó các cơ sở mới được quyền cấp chứng chỉ cho các học viên. Việc cấp chứng chỉ này thuộc phạm vi quyền hạn của Thủ trưởng cơ sở đào tạo, giá trị sử dụng đối với chứng chỉ kế toán này là 5 năm, quá thời hạn trên học viên có thể yêu cầu cấp lại chứng chỉ.
Trên đây là nội dung câu trả lời của Ban biên tập Thư Ký Luật về nội dung cấp chứng chỉ bồi dưỡng kế toàn trưởng đối với các học viên tham gia khóa đào tạo của các cơ sở đào tạo kế toán trưởng. Để hiểu rõ và chi tiết hơn về vấn đề này, bạn có thể tham khảo thêm tại Thông tư 199/2011/TT-BTC.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngày 3 2 1930 là ngày gì? Ý nghĩa lịch sử của việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930)?
- Năm 2025, thi đánh giá năng lực gồm những môn nào?
- Phương thức tuyển sinh 2025 trường Đại học Ngoại Thương?
- Hồ sơ đăng ký thi đánh giá năng lực 2025 Đại học Quốc gia TPHCM gồm gì?
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?