Kế hoạch bảo dưỡng sửa chữa nguồn điện
Kế hoạch bảo dưỡng sửa chữa nguồn điện được quy định tại Điều 44 Thông tư 40/2014/TT-BCT Quy định quy trình điều độ hệ thống điện quốc gia, theo đó:
1. Các cấp điều độ và các Đơn vị quản lý vận hành có trách nhiệm thực hiện lập, đăng ký và phê duyệt kế hoạch bảo dưỡng, sửa chữa nhà máy điện, lưới điện thuộc phạm vi quản lý tuân thủ Quy định hệ thống điện truyền tải và Quy định hệ thống điện phân phối do Bộ Công Thương ban hành; Quy trình lập kế hoạch bảo dưỡng, sửa chữa thiết bị điện trong hệ thống điện truyền tải do Cục Điều tiết điện lực ban hành.
2. Đơn vị quản lý vận hành thiết bị có trách nhiệm đăng ký tách thiết bị ra khỏi vận hành hoặc đưa vào dự phòng với cấp điều độ có quyền điều khiển. Các bên thi công hoặc các đơn vị khác khi cần tách thiết bị của Đơn vị quản lý vận hành thì phải đăng ký với Đơn vị quản lý vận hành đó. Cấp điều độ có quyền điều khiển có trách nhiệm nhận, giải quyết đăng ký và giao, nhận thiết bị với Đơn vị quản lý vận hành.
3. Thời gian sửa chữa được tính từ khi cấp điều độ có quyền điều khiển bàn giao thiết bị cho Đơn vị quản lý vận hành đến khi được bàn giao trở lại.
4. Trước khi thực hiện bảo dưỡng, sửa chữa hoặc đưa vào dự phòng theo kế hoạch đã được phê duyệt, Đơn vị quản lý vận hành phải thông báo và được sự đồng ý của Điều độ viên trực ban tại cấp điều độ có quyền điều khiển.
5. Trường hợp không giải quyết được đăng ký cắt điện để thực hiện bảo dưỡng sửa chữa của Đơn vị quản lý vận hành đăng ký lịch, cấp điều độ có quyền điều khiển phải thông báo và nêu rõ lý do.
Ngoài ra liên quan tới vấn đề này Ban biên tập Thư Ký Luật gửi đến bạn những thông tin sau:
Tính đến hết năm 2016, tổng công suất đặt của hệ thống điện Việt Nam là 41.424 MW. Trong đó, công suất nguồn điện do Tập đoàn Điện lực Việt Nam và các tổng công ty phát điện trực thuộc sở hữu là 26.164 MW (chiếm tỷ lệ 63,16% toàn hệ thống), công suất các nguồn ngoài Tập đoàn Điện lực Việt Nam là 15.260 MW (chiếm 36,84%).
Quy mô hệ thống điện Việt Nam hiện đứng thứ 2 khu vực Đông Nam Á và thứ 30 trên thế giới, với đa dạng loại hình nguồn điện như: Thủy điện, nhiệt điện đốt than, nhiệt điện đốt dầu FO, tua bin khí chu trình hỗn hợp đốt khí, tua bin khí chu trình đơn đốt dầu DO, diesel.
Năm 2017 và các năm tiếp theo, mục tiêu của EVN là sản xuất điện đảm bảo an toàn cao nhất đối với người và thiết bị, với sản lượng cao, đáp ứng phương thức huy động và thực hiện cạnh tranh trong phát điện; các tổ máy vận hành duy trì được các thông số thiết kế ban đầu về công suất, sản lượng; các chỉ số môi trường đạt hoặc tốt hơn quy định của cơ quan quản lý nhà nước. Đồng thời, nâng cao chất lượng sửa chữa, bảo dưỡng, áp dụng chính sách sửa chữa bảo dưỡng thiết bị theo điều kiện thực tế để tối ưu hiệu quả đầu tư và nâng cao độ tin cậy các nhà máy điện.
Trên đây là tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về Kế hoạch bảo dưỡng sửa chữa nguồn điện. Để biết thêm thông tin chi tiết bạn nên tham khảo tại Thông tư 40/2014/TT-BCT.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Không ký hợp đồng thi công công trình xây dựng với chủ đầu tư thì có phải kê khai thuế GTGT vãng lai không?
- Trường hợp giá dịch vụ thoát nước do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thấp hơn mức giá đã được tính đúng thì xử lý thế nào?
- Từ 1/1/2025, trường hợp nào được phép vượt xe bên phải mà không phạm luật?
- Căn cứ xác định giá gói thầu là gì? Giá gói thầu cập nhật trong thời gian nào?
- Từ 01/01/2025, hồ sơ cấp Chứng chỉ hành nghề đấu giá gồm những giấy tờ gì?