Từ năm 2017, xử lý thế nào khi chủ hụi ôm tiền bỏ trốn?
Chào bạn, quy định pháp luật hiện hành vẫn bảo vệ quyền lợi hợp pháp của bạn trong trường hợp này. Do đó, nếu bắt được chủ hụi, người này vẫn phải có trách nhiệm thanh toán số tiền đã chiếm đoạt của bạn theo quy đinh. Ban biên tập xin dẫn chiếu một số quy định pháp lý cho bạn được rõ.
Bộ luật dân sự 2015, có hiệu lực từ năm 2017 đã có nội dung quy định về vấn đề chơi hụi tại Điều 471 như sau:
1. Họ, hụi, biêu, phường (sau đây gọi chung là họ) là hình thức giao dịch về tài sản theo tập quán trên cơ sở thỏa thuận của một nhóm người tập hợp nhau lại cùng định ra số người, thời gian, số tiền hoặc tài sản khác, thể thức góp, lĩnh họ và quyền, nghĩa vụ của các thành viên.
2. Việc tổ chức họ nhằm mục đích tương trợ trong nhân dân được thực hiện theo quy định của pháp luật.
3. Trường hợp việc tổ chức họ có lãi thì mức lãi suất phải tuân theo quy định của Bộ luật này.
4. Nghiêm cấm việc tổ chức họ dưới hình thức cho vay nặng lãi.
Căn cứ Nghị định 144/2006/NĐ-CP về hụi, họ, biêu, phường (gọi chung là họ) thì chủ hụi có trách nhiệm thanh toán tiền hụi cho các hội viên đã góp hụi và một trong những nghĩa vụ của bên mượn tài sản (chủ họ) là "trả lại tài sản mượn đúng thời hạn; nếu không có thoả thuận về thời hạn trả lại tài sản thì bên mượn phải trả lại tài sản ngay sau khi mục đích mượn đã đạt được".
Trong trường hợp chủ hụi không trả tiền cho các hụi viên thì chủ hụi có thể bị khởi kiện ra tòa theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự.
Theo Điều 29 Nghị định 144/2006/NĐ-CP thì đối với phần hụi giao chậm thì chủ hụi phải trả lãi cho các phần hụi giao chậm đó theo mức lãi do hai bên thỏa thuận, nếu không có thỏa thuận thì mức lãi suất áp dụng là lãi suất cơ bản do Ngân hàng nhà nước công bố tương ứng với thời gian chậm giao.
Trong trường hợp chủ họ đã thu các phần họ của các thành viên nhưng không giao cho thành viên được lĩnh họ thì theo yêu cầu của thành viên có quyền lĩnh họ, chủ họ phải giao các phần họ đã thu được cho thành viên đó và bồi thường thiệt hại nếu có.
Chủ họ phải trả lãi đối với các phần họ giao chậm theo mức lãi do các bên thoả thuận, nếu không có thoả thuận hoặc không thoả thuận được thì áp dụng mức lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố tương ứng với thời gian giao chậm tại thời điểm giao các phần họ.
Bên cạnh đó, theo Điều 140 Bộ luật hình sự 1999 thì:
“1. Người nào có một trong những hành vi sau đây chiếm đoạt tài sản của người khác có giá trị từ một triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới một triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến ba năm:
a) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng rồi dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản đó;
b) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng và đã sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:
a) Có tổ chức;
b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;
c) Dùng thủ đoạn xảo quyệt;
d) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ trên năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng;
đ) Tái phạm nguy hiểm;
e) Gây hậu quả nghiêm trọng.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:
a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng;
b) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.
4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân:
a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên;
b) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.
5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng, bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm và bị tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản hoặc một trong hai hình phạt này".
Dựa vào các quy định trên, nếu chủ họ có dấu hiệu trốn tránh trách nhiệm trả lại số tiền đã mượn và số tiền lĩnh họ của bạn bằng cách bỏ trốn khỏi địa phương thì bạn có thể tố cáo người đó đến cơ quan công an cấp huyện về hành vi lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản. Mặc dù bạn trình bày có chơi 2 đầu hụi, mỗi đầu 20 triệu nhưng chưa thể xác định chính xác tổng số tiền bị chiếm đoạt là bao nhiêu nên Ban biên tập cũng chưa thể xác định mức phạt chính xác.
Trên đây là nội dung tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về xử lý khi chủ hụi ôm tiền bỏ trốn. Bạn nên tham khảo chi tiết Bộ luật dân sự 2015 để hiểu rõ hơn nội dung này.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Không ký hợp đồng thi công công trình xây dựng với chủ đầu tư thì có phải kê khai thuế GTGT vãng lai không?
- Trường hợp giá dịch vụ thoát nước do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thấp hơn mức giá đã được tính đúng thì xử lý thế nào?
- Từ 1/1/2025, trường hợp nào được phép vượt xe bên phải mà không phạm luật?
- Căn cứ xác định giá gói thầu là gì? Giá gói thầu cập nhật trong thời gian nào?
- Từ 01/01/2025, hồ sơ cấp Chứng chỉ hành nghề đấu giá gồm những giấy tờ gì?