Bà có được nhận cháu làm con nuôi?
Đối chiếu quy định tại khoản 5 Điều 3 Luật Nuôi con nuôi năm 2010, vợ chồng bạn là người Việt Nam, mẹ chồng bạn đang sinh sống ở Nhật Bản và có chồng là người Nhật nên việc xin con nuôi bạn trường hợp nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài.
Bên cạnh đó, mẹ chồng và người chồng hiện tại của bà muốn nhận con bạn làm con nuôi nên đây là trường hợp xin nhận đích danh.
Việc nhận con nuôi đích danh có yếu tố nước ngoài được quy định tại khoản 2 Điều 28 Luật Nuôi con nuôi năm 2010. Theo đó, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, người nước ngoài thường trú ở nước ngoài được nhận con nuôi đích danh trong các trường hợp sau đây:
a) Là cha dượng, mẹ kế của người được nhận làm con nuôi;
b) Là cô, cậu, dì, chú, bác ruột của người được nhận làm con nuôi;
c) Có con nuôi là anh, chị, em ruột của trẻ em được nhận làm con nuôi;
d) Nhận trẻ em khuyết tật, nhiễm HIV/AIDS hoặc mắc bệnh hiểm nghèo khác làm con nuôi;
đ) Là người nước ngoài đang làm việc, học tập ở Việt Nam trong thời gian ít nhất là một năm.
Theo quy định nói trên thì mẹ chồng bạn và người chồng hiện tại của bà không thể nhận con của bạn làm con nuôi vì không thuộc diện được nhận nuôi con nuôi đích danh có yếu tố nước ngoài.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Học sinh được nghỉ bao nhiêu ngày Tết 2025? Học kỳ 2 năm học 2024 - 2025 bắt đầu khi nào?
- Tên gọi Hà Nội có từ khi nào? Phía Bắc Thủ đô Hà Nội tiếp giáp với tỉnh thành nào?
- Còn bao nhiêu ngày thứ 2 nữa đến Tết 2025? Đếm ngược ngày Tết Âm lịch 2025?
- Trường công lập được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất có được phép chuyển sang thuê đất thu tiền hằng năm để kinh doanh không?
- Từ 1/1/2025, tài liệu ôn luyện kiểm tra phục hồi điểm GPLX được đăng tải trên đâu?