Phải làm thế nào khi mua nhầm đồ trộm cướp?
Trường hợp của bạn, việc mua nhầm đồ trộm cướp không phải lỗi của bạn, tuy nhiên, vì nó là tang vật của vụ cướp nên phải tạm giữ để phục vụ điều tra. Trong quá trình điều tra mà xác định đó không phải là tài sản phạm pháp thì sẽ được trả lại cho người đã giao nộp. Ngược lại, nếu tài sản bị thu giữ là tang vật của vụ án thì sẽ trả lại cho chủ sở hữu. Bên cạnh đó, các giao dịch liên quan tài sản phạm pháp (bị trộm cắp, cướp giật, lừa đảo...) sẽ bị coi là vô hiệu do vi phạm điều cấm của pháp luật (pháp luật cấm tiêu thụ tài sản do phạm tội mà có).
Tuy nhiên, bạn không cần phải quá lo lắng, vì trường hợp này không phải là lỗi của bạn và vàng là tài sản không phải đăng ký sở hữu nên theo Khoản 1 Điều 133 Bộ luật dân sự 2015, "Trường hợp giao dịch dân sự vô hiệu nhưng đối tượng của giao dịch là tài sản không phải đăng ký đã được chuyển giao cho người thứ ba ngay tình thì giao dịch được xác lập, thực hiện với người thứ ba vẫn có hiệu lực". Do đó, số nữ trang sau khi điều tra vẫn có thể được hoàn trả cho bạn. Mặc khác, kẻ cướp số vàng đó khi bị bắt sẽ bị buộc phải hoàn trả và bồi thường số vàng hoặc tiền tương ứng cho người bị mất cướp.
Trên đây là nội dung của Ban biên tập Thư Ký Luật về xử lý khi mua nhầm đồ trộm cướp. Bạn nên tham khảo chi tiết Bộ luật dân sự 2015 để nắm rõ quy định này.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Đại hội Anh hùng chiến sĩ thi đua và dũng sĩ các lực lượng vũ trang giải phóng miền Nam lần thứ nhất được tổ chức vào thời gian nào?
- Trước khi trở thành Quân đội nhân dân Việt Nam, tổ chức tiền thân được gọi là gì? Ai là người đặt tên cho Quân đội nhân dân Việt Nam?
- Những nội dung cơ bản trong xây dựng nền quốc phòng toàn dân là gì?
- Bộ GDĐT công bố dự thảo quy chế tuyển sinh Đại học 2025? Xem toàn bộ Dự thảo tại đâu?
- Chiến lược phát triển kinh tế xã hội 10 năm (2021-2030) nêu quan điểm phát triển: “Chủ động, kiên quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất và....' gì?