Xử phạt vi phạm việc không thực hiện tái bảo hiểm theo chương trình và hướng dẫn nội bộ về hoạt động kinh doanh tái bảo hiểm?
Xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định về việc không thực hiện việc tái bảo hiểm theo chương trình tái bảo hiểm và hướng dẫn nội bộ về hoạt động kinh doanh tái bảo hiểm được quy định tại Khoản 1 Điều 12 Nghị định 98/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm, kinh doanh xổ số như sau:
Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:
a) Không ban hành hoặc ban hành quy trình, hướng dẫn nội bộ về hoạt động kinh doanh tái bảo hiểm không đáp ứng quy định của pháp luật;
b) Không thực hiện việc tái bảo hiểm theo chương trình tái bảo hiểm và quy trình, hướng dẫn nội bộ về hoạt động kinh doanh tái bảo hiểm;
c) Không nộp Bộ Tài chính văn bản xác nhận của cơ quan quản lý bảo hiểm nước ngoài nơi công ty nhận tái bảo hiểm đóng trụ sở chính theo quy định của pháp luật;
d) Không báo cáo Bộ Tài chính trong trường hợp thực hiện tái bảo hiểm hạn chế theo quy định của pháp luật.
Như vậy, theo thông tin bạn cung cấp và căn cứ theo quy định của pháp luật thì công ty của bạn đã không thực hiện việc tái bảo hiểm theo chương trình tái bảo hiểm và hướng dẫn nội bộ về hoạt động kinh doanh tái bảo hiểm, trong trường hợp này công ty của bạn đã vi phạm các quy định về tái bảo hiểm, công ty bạn sẽ bị phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng. Công ty bạn nên tham khảo những quy định của pháp luật nêu trên để tránh vi phạm những trường hợp tương tự.
Theo đó, Ban biên tập thông tin thêm đến bạn về chương trình tái bảo hiểm và hướng dẫn nội bộ hoạt động kinh doanh tái bảo hiểm được quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều 9 Thông tư 50/2017/TT-BTC (có hiệu lực kể từ ngày 01/07/2017) như sau:
+ Chương trình tái bảo hiểm bao gồm những nội dung sau:
- Xác định khả năng chấp nhận rủi ro của doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài;
- Xác định mức giữ lại phù hợp với rủi ro bảo hiểm được chấp nhận, những giới hạn về mức giữ lại trên một đơn vị rủi ro và mức bảo vệ tối đa từ doanh nghiệp nhận tái bảo hiểm;
- Xác định các loại hình và phương thức tái bảo hiểm phù hợp nhất với việc quản lý các rủi ro được chấp nhận;
- Phương thức, tiêu chuẩn, quy trình lựa chọn doanh nghiệp nhận tái bảo hiểm, bao gồm cách thức đánh giá mức độ rủi ro và an toàn tài chính của doanh nghiệp nhận tái bảo hiểm;
- Danh sách các doanh nghiệp nhận tái bảo hiểm dự kiến sẽ nhận tái bảo hiểm, lưu ý đến sự đa dạng hóa và xếp hạng các nhà nhận tái bảo hiểm;
- Phương thức sử dụng khoản tiền đặt cọc của doanh nghiệp nhận tái bảo hiểm (nếu có);
- Quản lý rủi ro tích tụ đối với những lĩnh vực, vùng địa lý và các loại sản phẩm đặc thù;
- Cách thức kiểm soát chương trình tái bảo hiểm, bao gồm hệ thống báo cáo và kiểm soát nội bộ.
+ Hướng dẫn nội bộ về hoạt động kinh doanh tái bảo hiểm bao gồm những nội dung sau:
- Xác định giới hạn trách nhiệm tự động được bảo hiểm theo hợp đồng tái bảo hiểm cố định đối với mỗi loại hình bảo hiểm;
- Xây dựng tiêu chuẩn đối với các hợp đồng tái bảo hiểm tạm thời;
- Đối chiếu các quy tắc, điều khoản của hợp đồng bảo hiểm gốc với điều khoản của hợp đồng tái bảo hiểm để đảm bảo mỗi rủi ro đều được tái bảo hiểm.
Trên đây là tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định về việc không thực hiện việc tái bảo hiểm theo chương trình tái bảo hiểm và hướng dẫn nội bộ về hoạt động kinh doanh tái bảo hiểm. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này bạn nên tham khảo thêm tại Nghị định 98/2013/NĐ-CP.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Giá tính thuế GTGT đối với hàng hóa dịch vụ chỉ chịu thuế bảo vệ môi trường là giá nào?
- Lịch thi Violympic cấp huyện 2024 - 2025 chi tiết nhất? Còn mấy ngày nữa thi?
- Còn bao nhiêu ngày nữa tới mùng 2 Tết 2025? Lịch âm tháng 1 2025 có mấy ngày chủ nhật?
- Tháng 12 âm lịch 2024 là tháng con gì? Tháng 12 âm lịch 2024, NLĐ được nghỉ Tết Dương lịch 2025 chưa?
- Tiền thưởng Tết 2025 của người lao động có tính đóng bảo hiểm xã hội không?