Pha chế, sử dụng thuốc gây nghiện, thuốc hướng tâm thần tại cơ sở nghiên cứu, đào tạo chuyên ngành y-dược

Trường Đại học Y Dược TP.HCM pha chế thuốc gây nghiện, thuốc hướng tâm thần có trái pháp luật không? Xin chào Ban biên tập Thư Ký Luật, tôi là Ngô Văn Phụng, đang là một nhân viên pha chế cho một công ty sản xuất dược phẩm. Tôi nghe nói, ở trường Đại học Y Dược TP.HCM cũng được phép pha chế thuốc gây nghiện, thuốc hước tâm thần. Thông tin này lần đầu tôi được biết. Cho tôi hỏi, Trường Đại học Y Dược TP.HCM có được phép pha chế thuốc gây nghiện, thuốc hướng tâm thần hay không? Tôi có thể tìm hiểu thông tin trên tại văn bản nào? Mong nhận được phản hồi từ Ban biên tập Thư Ký Luật. Xin cảm ơn! Ngô Văn Phụng (phung*****@gmail.com)

Pha chế, sử dụng thuốc gây nghiện, thuốc hướng tâm thần tại cơ sở nghiên cứu, đào tạo chuyên ngành y-dược được quy định tại Điều 10 Thông tư 19/2014/TT-BYT về quản lý thuốc gây nghiện, thuốc hướng tâm thần và tiền chất dùng làm thuốc do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành. Cụ thể là:

1. Cơ sở nghiên cứu, đào tạo chuyên ngành y-dược được pha chế, sử dụng thuốc gây nghiện, thuốc hướng tâm thần, tiền chất dùng làm thuốc và thuốc thành phẩm dạng phối hợp có chứa hoạt chất gây nghiện, thuốc thành phẩm dạng phối hợp có chứa hoạt chất hướng tâm thần, thuốc thành phẩm dạng phối hợp có chứa tiền chất phục vụ công tác giảng dạy và nghiên cứu khoa học; người tốt nghiệp hệ đại học dược giám sát việc pha chế và chịu trách nhiệm về chế độ ghi chép sổ pha chế, sổ theo dõi xuất, nhập thuốc gây nghiện, thuốc hướng tâm thần, tiền chất dùng làm thuốc và báo cáo theo đúng quy định của Thông tư này.

2. Thuốc thành phẩm gây nghiện, thuốc thành phẩm hướng tâm thần và thuốc thành phẩm tiền chất pha chế xong phải được đóng gói, dán nhãn, bảo quản theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 9 Thông tư này.

Trường Đại học Y Dược TP.HCM là một cơ sở nghiêng cứu, đào tạo ngành y - dược hàng đầu tại khu vực phía Nam và cả nước. Do đó, căn cứ vào quy định trên thì Trường Đại học Y Dược TP.HCM được phép pha chế, sử dụng thuốc gây nghiện, thuốc hướng tâm thần nhưng chỉ được sử dụng để phục vụ công tác giảng dạy và nghiên cứu tại trường.

Ngoài ra thuốc thành phẩm gây nghiện, thuốc thành phẩm hướng tâm thần sau khi pha chế phải được đóng gói, dán nhãn ngay để tránh nhầm lẫn. Nhãn phải có thông tin sau đây: Tên cơ sở, tên thuốc, dạng bào chế, hoạt chất, nồng độ hoặc hàm lượng, người pha, người giám sát, ngày pha chế, hạn dùng của thuốc; Thuốc gây nghiện, thuốc hướng tâm thần, tiền chất dùng làm thuốc phải được để bảo quản ở tủ riêng. trường phải có các biện pháp, trang thiết bị để bảo đảm an toàn, chống thất thoát.

Trên đây là nội dung tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về pha chế, sử dụng thuốc gây nghiện, thuốc hướng tâm thần tại cơ sở nghiên cứu, đào tạo chuyên ngành y-dược. Để biết thêm thông tin chi tiết bạn nên tham khảo quy định tại Thông tư 19/2014/TT-BYT.

Trân trọng!

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Thư Viện Pháp Luật
230 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào