Phương thức vận hành hệ thống điện bao gồm những phương thức nào?
Phương thức vận hành hệ thống điện được quy định tại Khoản 1 Điều 37 Thông tư 40/2014/TT-BCT Quy định quy trình điều độ hệ thống điện quốc gia, theo đó:
Phương thức vận hành hệ thống điện bao gồm:
a) Phương thức năm tới, tháng tới, tuần tới, ngày tới, giờ tới;
b) Phương thức đặc biệt bao gồm các phương thức vận hành hệ thống điện cho ngày Lễ, ngày Tết, ngày diễn ra các sự kiện chính trị, văn hóa và xã hội quan trọng.
Ngoài ra liên quan tới vấn đề này Ban biên tập Thư Ký Luật thông tin thêm đến bạn về hệ thống điện.
Nội dung chính của phương thức vận hành hệ thống điện được quy định tại Điều 36 Thông tư 40/2014/TT-BCT Quy định quy trình điều độ hệ thống điện quốc gia, theo đó:
Để tính toán, chuẩn bị cho công tác điều độ vận hành hệ thống điện thời gian thực, yêu cầu lập phương thức vận hành hệ thống điện với các nội dung chính sau:
1. Kế hoạch đưa công trình mới vào vận hành.
2. Sơ đồ kết dây cơ bản hệ thống điện.
3. Dự báo phụ tải hệ thống điện.
4. Đánh giá an ninh hệ thống điện; thông báo khả năng thiếu hụt công suất, sản lượng điện năng.
5. Kế hoạch bảo dưỡng, sửa chữa nguồn điện và lưới điện.
6. Phiếu thao tác.
7. Kế hoạch thử nghiệm, thí nghiệm trong quá trình vận hành thiết bị.
8. Kế hoạch huy động nguồn điện cho ít nhất hai kịch bản thủy văn.
9. Kế hoạch huy động tổ máy phát điện cung cấp dịch vụ phụ trợ (nếu có).
10. Kế hoạch cung cấp khí cho phát điện.
11. Kế hoạch vận hành lưới điện truyền tải, phân phối thuộc quyền điều khiển.
Ngoài ra liên quan tới vấn đề này Ban biên tập Thư Ký Luật thông tin thêm đến bạn những vấn đề sau:
Hệ thống điện Việt Nam gồm có các nhà máy điện, các lưới điện, các hộ tiêu thụ được liên kết với nhau thành một hệ thống để thực hiện 4 quá trình sản xuất, truyền tải, phân phối và tiêu thụ điện năng trong lãnh thổ Việt Nam.
Nhà máy điện: là nơi sản xuất (chuyển đổi) ra điện năng từ các dạng năng lượng khác.
Lưới điện: làm nhiệm vụ truyền tải và phân phối điện năng từ nơi sản xuất đến nơi tiêu thụ.
- Lưới hệ thống: nối các nhà máy điện với nhau và với các nút phụ tải khu vực. Ở Việt Nam lưới hệ thống do A0 quản lý, vận hành ở mức điện áp 500 kV.
- Lưới truyền tải: phần lưới từ trạm trung gian khu vực đến thanh cái cao áp cung cấp điện cho trạm trung gian địa phương. Thường từ 110-220 kV do A1, A2, A3 quản lý.
- Lưới phân phối: từ các trạm trung gian địa phương đến các trạm phụ tải (trạm phân phối). Lưới phân phối trung áp (6-35kV) do sở điện lực tỉnh quản lý và phân phối hạ áp (220-380V).
Hộ tiêu thụ: do đặc điểm và yêu cầu từng loại khách hàng sử dụng điện nên phụ tải điện được chia ra.
- Hộ loại 1: hộ tiêu thụ quan trọng nếu ngừng cung cấp điện nguy hiểm đến sức khỏe tính mạng con người, gây thiệt hại lớn về kinh tế, an ninh, quốc phòng.
- Hộ loại 2: nếu ngừng cung cấp chỉ gây thiệt hại về kinh tế như quá trình sản xuất bị gián đoạn.
- Hộ loại 3: là những hộ còn lại.
Trên đây là tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về phương thức vận hành hệ thống điện. Để biết thêm thông tin chi tiết bạn nên tham khảo tại Thông tư 40/2014/TT-BCT.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- vnEdu.vn đăng nhập tra điểm nhanh nhất 2024 dành cho phụ huynh và học sinh?
- Xếp hạng 6 di tích quốc gia đặc biệt đợt 16 năm 2024?
- Tháng 11 âm lịch là tháng mấy dương lịch 2024? Xem lịch âm Tháng 11 2024 chi tiết?
- Mẫu Bản thuyết minh Báo cáo tài chính năm của doanh nghiệp hoạt động liên tục mới nhất 2024?
- Nội dung công việc thực hiện công tác địa chất đánh giá tài nguyên khoáng sản đất hiếm từ 06/01/2025?