Người chỉ huy tàu bay là ai?

Người chỉ huy tàu bay được quy định ra sao? Xin chào Ban biên tập Thư Ký Luật. Em là sinh viên khoa Luật Quốc tế trường Đại học Luật TP.HCM. Hiện tại, em đang học môn Công pháp quốc tế. Qua quá trình học, em có tìm hiểu thêm một số kiến thức về lĩnh vực hàng không dân dụng. Em được biết, trong một chuyến bay, thành phần tổ bay có sự tham gia của rất nhiều bộ phận. Cho em hỏi, theo quy định pháp luật hiện hành thỉ người chỉ huy tàu bay là ai? Nội dung này được quy định tại văn bản nào? Rất mong nhận được trả lời từ Ban biên tập. Cảm ơn các anh chị rất nhiều! Võ Thùy Trâm (tram***@gmail.com)

Người chỉ huy tàu bay được quy định tại Điều 74 Luật hàng không dân dụng Việt Nam 2006. Theo đó:

1. Người chỉ huy tàu bay là thành viên tổ lái được người khai thác tàu bay chỉ định cho một chuyến bay; đối với hoạt động hàng không chung không vì mục đích thương mại thì do chủ sở hữu tàu bay chỉ định.

2. Người chỉ huy tàu bay có quyền cao nhất trong tàu bay, chịu trách nhiệm bảo đảm an toàn hàng không, an ninh hàng không cho tàu bay, người và tài sản trong tàu bay trong thời gian tàu bay đang bay.

Trên thực tế, người chỉ huy tàu bay có quyền quyết định và chịu trách nhiệm về việc cất cánh, hạ cánh, hủy bỏ chuyến bay, quay trở lại nơi cất cánh hoặc hạ cánh khẩn cấp. Không thực hiện nhiệm vụ chuyến bay, kế hoạch bay hoặc chỉ dẫn của cơ sở cung cấp dịch vụ không lưu trong trường hợp cần tránh nguy hiểm tức thời, trực tiếp cho hoạt động hàng không và phải báo cáo ngay với cơ sở cung cấp dịch vụ không lưu.

Xuất phát từ vai trò, vị trí hết sức quan trọng đối với an toàn của mỗi chuyến bay và an ninh hàng không nên tiêu chuẩn tuyển chọn yêu cầu đạt tới mức độ hoàn hảo, quá trình huấn luyện, đào tạo người chỉ huy tàu bay diễn ra vô cùng khắt khe, nghiêm ngặt. Theo đó, đây có lẽ là nghề đòi hỏi gắt gao nhất về sức khỏe. Các ứng viên phải trải qua 13 vòng kiểm tra  như: điện tim, điện não, xét nghiệm sinh hoá máu, nước tiểu, tâm lý thần kinh, chức năng tiền đình…mới có hi vọng tham dự các vòng thi tiếp theo.

Trong quá trình làm việc, người chỉ huy tàu bay không chỉ đối mặt với những khó khăn về kỹ thuật, kiến thức chuyên môn mà họ còn phải hết sức nhạy bén, ứng xử linh hoạt để đối phó với những sự cố, biến đổi bất thường của thiên nhiên, thời tiết. Do vậy, đòi hỏi người chỉ huy phải là những người thực sự bản lĩnh, phong thái điềm đạm, tự tin, đầy nhiệt huyết với nghề bay.

Đi đôi với những thử thách, nguy hiểm là cơ hội để những người phi công - chỉ huy tàu bay được khám phá những điều thú vị tại mỗi vùng trời họ đi qua. Song đó cũng chính là lý do mà hạnh phúc của họ đôi khi gặp rất nhiều trắc trở. Do tính chất công việc phải tiếp xúc và sống lâu trong môi trường sóng điện từ ở buồng lái, nên hầu hết phi công đường dài đều sinh con gái và mắc một số bệnh như việc thay đổi đồng hồ sinh học liên tục bị xáo trộn cũng khiến người phi công có cuộc sống khác thường.

Trên đây là nội dung tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về người chỉ huy tàu bay. Để hiểu chi tiết hơn vấn đề này, bạn vui lòng tham khảo thêm tại Luật hàng không dân dụng Việt Nam 2006.

Trân trọng!

Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Thư Viện Pháp Luật
215 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào