Bị đập phá đồ đạc vì vay tiền không trả phải làm thế nào?
Ban biên tập đã nhận được thắc mắc của bạn và có nhận định như sau: Về cơ bản, bạn vay nợ nên phải trả nợ theo đúng những gì đã thỏa thuận, tuy nhiên, hành vi đập phá đồ đạc của người khác rõ ràng là hành vi vi phạm pháp luật. Theo đó, pháp luật quy định cụ thể như sau:
Đầu tiên, cần phải làm rõ, hợp đồng vay của bạn không nói về thời hạn trả nợ vay nên xác định đây là hợp đồng vay không kỳ hạn.
Điều 469 Bộ luật dân sự 2015 quy định về thực hiện hợp đồng vay không kỳ hạn như sau:
- Đối với hợp đồng vay không kỳ hạn và không có lãi thì bên cho vay có quyền đòi lại tài sản và bên vay cũng có quyền trả nợ vào bất cứ lúc nào, nhưng phải báo cho nhau biết trước một thời gian hợp lý, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
- Đối với hợp đồng vay không kỳ hạn và có lãi thì bên cho vay có quyền đòi lại tài sản bất cứ lúc nào, nhưng phải báo trước cho bên vay một thời gian hợp lý và được trả lãi đến thời điểm nhận lại tài sản, còn bên vay cũng có quyền trả lại tài sản bất cứ lúc nào và chỉ phải trả lãi cho đến thời điểm trả nợ, nhưng cũng phải báo trước cho bên cho vay một thời gian hợp lý.
Như vậy, đối với trường hợp của bạn, nếu như chủ nợ của bạn đã báo trước cho bạn một thời gian hợp lí thì bạn sẽ có nghĩa vụ trả nợ đúng hạn đã định. Trong trường hợp bạn không trả nợ đúng hạn đã đưa ra có nghĩa là bạn đã vi phạm nghĩa vụ trả nợ trong hợp đồng vay tài sản.
Chủ nợ có quyền khởi kiện bạn ra Tòa án yêu cầu bạn thực hiện nghĩa vụ trả nợ theo như hợp đồng đã đề ra.
Về việc chủ nợ đã có những hành vi đập phá chiếc xe và đồ đạc của con trai bạn do không đòi được nợ. Đây là một hành vi trái với quy định của pháp luật do đó bạn có thể trình báo lên cơ quan công an để họ can thiệp, bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho con trai của bạn.
Trong trường hợp tài sản mà chủ nợ đã đập phá của con bạn có giá trị từ hai triệu đồng trở lên thì đã có dấu hiệu cấu thành tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác được quy định tại Điều 143 Bộ luật hình sự 1999:
Người nào hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác gây thiệt hại từ hai triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới hai triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.
Do đó, bạn có thể khiếu kiện hành vi phạm tội của em bạn với cơ quan nhà nước có thẩm quyền để xử lí vụ việc.
Trên đây là nội dung tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về việc bị đập phá đồ đạc vì vay tiền không trả. Bạn nên tham khảo chi tiết Bộ luật dân sự 2015 để nắm rõ quy định này.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Không ký hợp đồng thi công công trình xây dựng với chủ đầu tư thì có phải kê khai thuế GTGT vãng lai không?
- Trường hợp giá dịch vụ thoát nước do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thấp hơn mức giá đã được tính đúng thì xử lý thế nào?
- Từ 1/1/2025, trường hợp nào được phép vượt xe bên phải mà không phạm luật?
- Căn cứ xác định giá gói thầu là gì? Giá gói thầu cập nhật trong thời gian nào?
- Từ 01/01/2025, hồ sơ cấp Chứng chỉ hành nghề đấu giá gồm những giấy tờ gì?