Trách nhiệm của Đơn vị phân phối điện và bán lẻ điện
Trách nhiệm của Đơn vị phân phối điện và bán lẻ điện được quy định tại Điều 33 Thông tư 40/2014/TT-BCT Quy định quy trình điều độ hệ thống điện quốc gia, theo đó:
1. Tuân thủ phương thức vận hành, lệnh điều độ của cấp điều độ có quyền điều khiển khi vận hành lưới điện phân phối trong phạm vi quản lý.
2. Đảm bảo hệ thống rơ le bảo vệ, tự động hóa và tự động sa thải phụ tải hoạt động ổn định, tin cậy trong phạm vi quản lý. Cài đặt trị số chỉnh định cho hệ thống rơ le bảo vệ và tự động sa thải phụ tải thuộc quyền quản lý theo phiếu chỉnh định của cấp điều độ có quyền điều khiển.
3. Đảm bảo hệ thống DCS, thiết bị đầu cuối RTU/Gateway và hệ thống viễn thông, thông tin thuộc phạm vi quản lý làm việc ổn định, tin cậy và liên tục.
4. Thực hiện công tác quản lý nhu cầu phụ tải điện, vận hành lưới điện phân phối đảm bảo an toàn và tin cậy trong phạm vi quản lý.
5. Thực hiện công tác bảo dưỡng, sửa chữa đường dây, trạm điện theo đúng quy định và kế hoạch đã được duyệt.
6. Báo cáo sự cố, hiện tượng bất thường của thiết bị và tình hình khắc phục sự cố cho cấp điều độ có quyền điều khiển theo quy định hoặc khi có yêu cầu.
7. Cung cấp số liệu nhu cầu phụ tải điện, các tài liệu kỹ thuật, thông số kỹ thuật, thông số vận hành, quy trình vận hành đường dây, thiết bị trong trạm thuộc phạm vi quản lý cho các cấp điều độ để thực hiện tính toán chế độ vận hành, phối hợp cài đặt rơ le bảo vệ và tự động trên toàn hệ thống điện quốc gia khi có yêu cầu.
8. Cung cấp cho cấp điều độ có quyền điều khiển dự kiến thời gian xuất hiện và hoạt động của các phụ tải điện lớn trong phạm vi quản lý.
9. Hàng năm, tổ chức diễn tập xử lý sự cố và diễn tập phòng cháy, chữa cháy cho các nhân viên vận hành ít nhất 01 lần.
Ngoài ra liên quan tới vấn đề này Ban biên tập Thư Ký Luật thông tin thêm tới bạn về công tác an toàn điện trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. Tổng công ty Điện lực TP.HCM (EVNHCMC) cho biết, trong tháng 5/2017, trên địa bàn Thành phố không phát sinh mới điểm vi phạm hành lang an toàn lưới điện; không có tai nạn lao động, tai nạn điện trong nhân dân và sự cố gây cháy nổ nghiêm trọng.
Trước đó, thực hiện chỉ đạo của Thành ủy và UBND TP.HCM, từ tháng 12/2016, EVNHCMC đã lập kế hoạch về công tác đảm bảo an toàn phòng chống cháy nổ do sử dụng điện trong nhân dân năm 2017 trên toàn địa bàn. Tính đến nay, Tổng công ty đã thực hiện được 10.078/13.550 hộ gia đình, đạt 74% kế hoạch năm.
Thời gian tới, Tổng công ty sẽ tiếp tục kiểm tra khu vực đông dân cư trong ngõ hẻm có dây thông tin, đèn chiếu sáng dân lập, dây điện câu lại sau điện kế,... nhằm phát hiện các điểm mất an toàn, mỹ quan để kiến nghị, đề xuất và phối hợp với chính quyền địa phương xử lý kip thời.
Trên đây là tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về trách nhiệm của Đơn vị phân phối điện và bán lẻ điện. Để biết thêm thông tin chi tiết bạn nên tham khảo tại Thông tư 40/2014/TT-BCT.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Không ký hợp đồng thi công công trình xây dựng với chủ đầu tư thì có phải kê khai thuế GTGT vãng lai không?
- Trường hợp giá dịch vụ thoát nước do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thấp hơn mức giá đã được tính đúng thì xử lý thế nào?
- Từ 1/1/2025, trường hợp nào được phép vượt xe bên phải mà không phạm luật?
- Căn cứ xác định giá gói thầu là gì? Giá gói thầu cập nhật trong thời gian nào?
- Từ 01/01/2025, hồ sơ cấp Chứng chỉ hành nghề đấu giá gồm những giấy tờ gì?