Cách xác định vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt

Chào các anh/chị trong Ban biên tập Thư Ký Luật. Tôi có nội dung thắc mắc này cần được anh/chị tư vấn như sau: Thông tư số 24/2016/TT-BTNMT về việc xác định và công bố vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt có hiệu lực thi hành từ ngày 25/10/2016. Trong địa bàn tôi làm việc có hồ chứa nước thủy lợi, thủy điện Cửa Đặt nằm ở hạ lưu. Chúng tôi quản lý rừng (có cả rừng phòng hộ và sản xuất) giáp với lòng hồ, vùng thượng lưu. Hiện nay, cơ quan đang tổ chức để cải tạo rừng tự nhiên nghèo kiệt và một số diện tích đang phát luống ra để trồng rừng cây Quế và Cây Keo dưới tán rừng (thực chất là phát gần trắng, chỉ để lại ít cây to). Như vậy khi xác định vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt có gặp rắc rối gì không? Đồng thời việc cơ tổ chức xử lý thực bì để trồng Quế và Keo dưới tán có đúng không? Có phù hợp với quy định của pháp luật không? Mong sớm nhận được phản hồi. Tôi chân thành cảm ơn Ban biên tập rất nhiều. Minh Hưng (hung***@gmail.com)

Để xác định diện tích rừng mà đơn vị bạn đang quản lý có thuộc vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt hoặc hành lang bảo vệ nguồn nước hay không, bạn vui lòng tham khảo tại Điều 5 Thông tư 24/2016/TT-BTNMT và Điều 8 Nghị định 43/2015/NĐ-CP.

Ngoài ra, tại Khoản 1 Điều 8 Thông tư 24/2016/TT-BTNMT có quy định về trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình như sau:
Tổ chức, cá nhân, hộ gia đình sinh sống, hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trong phạm vi vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt phải tuân thủ các quy định về hành lang bảo vệ nguồn nước, bảo vệ nguồn nước dưới đất và tuân thủ các yêu cầu khác về bảo vệ tài nguyên nước theo quy định của pháp luật về tài nguyên nước.

Những yêu cầu đối với tổ chức, cá nhân, hộ gia đình sinh sống, hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trong phạm vi hành lang bảo vệ nguồn nước được quy định cụ thể tại Khoản 1 Điều 45 Nghị định 43/2015/NĐ-CP. Đó là:

- Không được gây sạt, lở bờ sông, suối, kênh, rạch, hồ chứa hoặc gây ảnh hưởng nghiêm trọng, uy hiếp đến sự ổn định, an toàn của sông, suối, kênh, rạch, hồ chứa;

- Không làm ảnh hưởng đến các chức năng của hành lang bảo vệ nguồn nước đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;

- Không gây ảnh hưởng xấu đến cảnh quan, môi trường sinh thái trong phạm vi hành lang bảo vệ nguồn nước;

- Thực hiện các biện pháp bảo vệ tài nguyên nước theo quy định của pháp luật.

Trên đây là nội dung tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về vấn đề xác định diện tích rừng mà đơn vị bạn đang quản lý có thuộc vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt hoặc hành lang bảo vệ nguồn nước hay không cũng như trách nhiệm của cá nhân và đơn vị trong phạm vi vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt. Để có thể hiểu rõ hơn, bạn vui lòng tham khảo các quy định trên và căn cứ vào hoạt động cải tạo rừng thực tế đơn vị đang thực hiện để xác định hoạt động cải tạo rừng đó có làm ảnh hưởng đến hành lang bảo vệ nguồn nước không. Trường hợp còn vướng mắc, bạn có thể liên hệ với Sở Tài nguyên Môi trường để được hướng dẫn cụ thể.

Trân trọng!

Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

474 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào