Tổ chuyên gia giám định cổ vật của các cơ sở giám định cổ vật được quy định như thế nào?

Tổ chuyên gia giám định cổ vật của các cơ sở giám định cổ vật được quy định như thế nào? Xin chào Ban biên tập Thư Ký Luật, tôi là Nguyễn Đình Long là một cán bộ hưu trí đang sinh sống trên đại bàn TP Hà Nội, qua thông tin nghe đài tôi được biết, các cơ sở thẩm định cổ vật yêu cầu phải có 5 (năm) chuyên gia trở lên thuộc các ngành khoa học lịch sử, hóa học, vật lý học, có đủ năng lực hành vi dân sự; trong đó có ít nhất 03 (ba) chuyên gia đáp ứng đủ các điều kiện cao hơn của pháp luật. Vậy Anh/Chị Ban biên tập Thư Ký Luật cho tôi được hỏi quy định của tổ chuyên gia giám định cổ vật của các cơ sở giám định cổ vật được quy định như thế có đúng không? Tôi có thể tìm hiểu vấn đề này tại văn bản nào? Mong nhận được câu trả lời từ Ban biên tập Thư Ký Luật. Xin chân thành cảm ơn!  Nguyễn Đình Long (longdinh***@gmail.com)

Tổ chuyên gia giám định cổ vật của các cơ sở giám định cổ vật được quy định tại Khoản 1, 2 ,3 Điều 14 Thông tư 22/2011/TT-BVHTTDL quy định về điều kiện thành lập và hoạt động của cơ sở giám định cổ vật do Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch ban hành như sau:

1. Việc giám định cổ vật phải do Tổ chuyên gia giám định cổ vật (sau đây gọi tắt là Tổ chuyên gia) thực hiện.

2. Tổ chuyên gia do người đứng đầu cơ sở giám định cổ vật thành lập, gồm có tổ trưởng và các thành viên. Số lượng thành viên Tổ chuyên gia phải là số lẻ và có từ 03 (ba) thành viên trở lên.

Tùy theo nội dung yêu cầu giám định, cơ sở giám định cổ vật có thể mời các chuyên gia, nhà khoa học có trình độ chuyên môn hoặc am hiểu về cổ vật của các cơ quan, tổ chức khác tham gia là thành viên của Tổ chuyên gia.

Các thành viên Hội đồng giám định cổ vật do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch thành lập không được phép tham gia là thành viên của Tổ chuyên gia của cơ sở giám định cổ vật.

3. Tổ chuyên gia hoạt động theo nguyên tắc dân chủ, biểu quyết công khai về kết luận giám định. Các thành viên của Tổ chuyên gia thảo luận tập thể về vấn đề giám định, ý kiến của các thành viên phải được ghi trong biên bản cuộc họp của Tổ chuyên gia.

Như vậy, đối với tổ chuyên gia giám định cổ vật yêu cầu phải là sổ lẻ số lượng từ 3 thành viên trở lên, tùy vào nội dung yêu cầu giám định mà các cớ sở giám định có thể mời các chuyên gia có trình độ chuyên môn tham gia vào tổ chuyên gia giám định đó,  trừ các trường hợp mà pháp luật không cho phép tham gia. Tổ chuyên gia giám định cổ vật hoạt động theo nguyên tắc dân chủ, biểu quyết công khai về kết quả giám định, trong quá trình thảo luận cho ý kiến, các ý kiến của các thành viên được ghi trong các biên bản cuộc họp, và đây sẽ là tài liệu về sau.

Trên đây là câu trả lời của Ban biên tập Thư Ký Luật về quy định pháp luật đối với tổ chuyên gia giám định cổ vật của các cơ sở giám định cổ vật. Để hiểu rõ hơn về vấn đề tổ chuyên gia giám định cổ vật của các cơ sở giám định cổ vật bạn có thể tham khảo thêm tại Thông tư 22/2011/TT-BVHTTDL.

Trân trọng!

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Thư Viện Pháp Luật
241 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào