Công tác xử lý khi phương tiện vận chuyển vật liệu nổ công nghiệp gặp sự cố, tai nạn

Khi phương tiện vận chuyển vật liệu nổ công nghiệp gặp sự cố, tai nạn phải xử lý như thế nào? Xin chào Ban biên tập Thư Ký Luật, tôi là Ngô Văn Tốt, hiện tại đang là tài xế vận chuyển vật liệu nổ công nghiệp cho một công ty vận tải. Vừa qua công ty tôi có vận chuyển một lô vật liệu nổ công nghiệp đã được cấp giấy phép. trong quá trình vận chuyển thì xảy ra va chạm với một phương tiện khác đang lưu thông trên đường nên phải dừng xe để đợi cơ quan chức năng đến làm việc. Khi làm việc, phát hiện chúng tôi không đặt biển báo sự cố nguy hiểm để cảnh giác cho mọi người trong lúc đợi cơ quan chức năng đến làm việc nên đã bị cơ quan chức năng lập biên bản về hành vi vi phạm. Cho tôi hỏi, chúng tôi bị lập biên bản vi phạm như vậy là đúng hay sai? Tôi có thể tìm hiểu thông tin trên tại văn bản nào? Mong nhận được phản hồi từ Ban biên tập thư Ký Luật. Xin cảm ơn! Ngô Văn Tốt (tot*****@gmail.com)

Khi phương tiện vận chuyển vật liệu nổ công nghiệp gặp sự cố, tai nạn phải xử lý theo quy định tại Điểm e Khoản 2 Điều 24 Nghị định 39/2009/NĐ-CP quy định vật liệu nổ công nghiệp. Cụ thể là:

Trong các trường hợp phương tiện vận chuyển bị sự cố, tai nạn, cháy nổ hoặc bị cản trở giao thông, người áp tải và người điều khiển phương tiện phải thực hiện ngay lập tức việc khoanh vùng an toàn, thiết lập cảnh báo ngăn chặn sự tụ tập, xâm nhập trái phép và loại trừ các khả năng xuất hiện nguồn lửa trong khu vực sự cố, tránh nguy hiểm cho người đang tham gia giao thông, thông báo ngay với chính quyền địa phương khu vực có sự cố để được hỗ trợ xử lý.

Như vậy, trong trường hợp dừng, đỗ phương tiện vận chuyển vật liệu nổ công nghiệp của bạn gặp sự cố, tai nạn thì người áp tải và người điều khiển phương tiện có nghĩa vụ khoanh vùng, cảnh báo nguy hiểm cho mọi người, loại bỏ mọi nguy hiểm có thể xảy ra đối với vật liệu nổ trong công nghiệp, vì đây là hàng hóa rất nguy hiểm. Trường hợp của bạn, khi xả ra tại nạn và đỗ xe trong lúc đợi cơ quan chức năng đến làm việc đã không thực hiện đặt biển cảnh báo sự cố nguy hiểm để cảnh báo cho mọi người là trái với quy định của pháp luật. Do đó, phải chịu các hậu quả pháp lý do không thực hiện hành vi theo vi định khi có sự cố xảy ra đối với phương tiện vận chuyển vật liệu nổ công nghiệp.

Theo quy định tại Điểm c Khoản 2 Điều 34 Nghị định 163/2013/NĐ-CP phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi dừng đỗ phương tiện vận chuyển vật liệu nổ công nghiệp do sự cố nhưng không đặt biển báo sự cố nguy hiểm.

Trên đây là nội dung tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về công tác xử lý khi phương tiện vận chuyển vật liệu nổ công nghiệp gặp sự cố, tai nạn. Để biết thêm thông tin chi tiết bạn nên tham khảo quy định tại Nghị định 39/2009/NĐ-CP.

Trân trọng!

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Thư Viện Pháp Luật
260 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào