Thừa phát lại làm gì?
Thừa phát lại là người có các tiêu chuẩn, được Nhà nước bổ nhiệm và trao quyền để làm các công việc theo quy định của Nghị định 61/2009/NĐ-CP, Nghị định 135/2013/NĐ-CP và pháp luật có liên quan, cụ thể bao gồm:
- Tống đạt văn bản của Tòa án và Cơ quan Thi hành án dân sự; Xác minh các điều kiện thi hành án theo yêu cầu của đương sự; Lập vi bằng làm chứng cứ theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức, cá nhân; Trực tiếp tổ chức thi hành án.
- Văn phòng Thừa phát lại là một tổ chức ngành nghề của Thừa phát lại. Người đứng đầu Văn Phòng Thừa phát lại phải là Thừa phát lại và là người đại diện theo pháp luật của Văn phòng Thừa phát lại.
- Văn phòng Thừa phát lại có trụ sở, con dấu và tài khoản riêng, hoạt động theo nguyên tắc tự chủ về tài chính.
Người được bổ nhiệm Thừa phát lại phải đảm bảo các tiêu chuẩn bao gồm: Là công dân Việt Nam, có sức khoẻ, có phẩm chất đạo đức tốt; Không có tiền án;
- Có bằng Cử nhân luật; Đã công tác trong ngành pháp luật trên 5 năm hoặc đã từng là Thẩm phán, Kiểm sát viên, Luật sư, Chấp hành viên, Công chứng viên, Điều tra viên từ trung cấp trở lên;
- Có chứng chỉ hoàn thành lớp tập huấn về nghề Thừa phát lại do Bộ Tư pháp tổ chức; Không kiêm nhiệm hành nghề Công chứng, Luật sư và những công việc khác theo quy định của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?
- 9 tháng 2 năm 2025 là ngày bao nhiêu âm lịch? NLĐ được nghỉ làm ngày này không?
- Có thể trả tiền thuê đất hằng năm đối với đất nuôi trồng thủy sản không?
- Hiệu trưởng công lập có được điều hành dạy thêm ngoài trường học không?
- Thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch UBND tỉnh theo Nghị định 168?