Trách nhiệm của các cơ quan tổ chức trong việc thực hiện bồi dưỡng nghiệp vụ công chứng được quy định như thế nào?

Trách nhiệm của các cơ quan tổ chức trong việc thực hiện bồi dưỡng nghiệp vụ công chứng được quy định như thế nào? Xin chào Ban biên tập Thư Ký Luật, tôi là Huỳnh Văn Mến hiện tôi đang là một cán bộ hưu trí đang sinh sống tại thị xã Bình Minh tỉnh Vĩnh Long tôi được biết để trở thành công chứng viên thì bên cạnh các đối tượng trải qua khóa học 12 tháng, và bên cạnh đó còn có khóa bồi dưỡng nghề công chứng 03 tháng đối với những người được miễn đào tạo nghề công chứng. Vậy trách nhiệm của các cơ quan tổ chức trong việc thực hiện bồi dưỡng nghiệp vụ công chứng được quy định như thế nào? Vậy Anh/Chị cho tôi hỏi tôi có thể tham khảo nội dung này tại văn bản nào? Mong nhận được câu trả lời từ Ban biên tập Thư Ký Luật. Xin chân thành cảm ơn! Huỳnh Văn Mến (huynhmenvan***@gmail.com)

Trách nhiệm của các cơ quan tổ chức trong việc thực hiện bồi dưỡng nghiệp vụ công chứng được quy định tại Điều 16 Thông tư 06/2015/TT-BTP quy định chi tiết và hưỡng dẫn thi hành một số điều của Luật công chứng do Bộ trưởng bộ Tư pháp ban hành, quy định về trách nhiệm của các cơ quan tổ chức trong việc thực hiện bồi dưỡng nghiệp vụ công chứng được quy định như sau:

1. Xây dựng nội dung, chương trình, kế hoạch bồi dưỡng.

Cục Bổ trợ tư pháp chủ trì, phối hợp với Học viện Tư pháp hướng dẫn nội dung trọng tâm bồi dưỡng nghiệp vụ công chứng hàng năm.

2. Tổ chức bồi dưỡng theo đúng nội dung, chương trình, kế hoạch đã xây dựng.

3. Lập danh sách các công chứng viên đã hoàn thành bồi dưỡng nghiệp vụ công chứng hàng năm, gửi Sở Tư pháp nơi công chứng viên tham gia bồi dưỡng đăng ký hành nghề để đăng trên Cổng Thông tin điện tử của Sở Tư pháp, đồng thời gửi Bộ Tư pháp để theo dõi chung.

Trên đây là câu trả lời của Ban biên tập Thư Ký Luật về trách nhiệm của các cơ quan tổ chức trong việc thực hiện bồi dưỡng nghiệp vụ công chứng. Để hiểu rõ hơn về vấn đề trách nhiệm của cơ quan tổ chức trong việc thực hiện bồi dưỡng nghiệp vụ công chứng bạn có thể tham khảo tại Thông tư 06/2015/TT-BTP.

Trân trọng!

Bồi dưỡng nghiệp vụ công chứng
Hỏi đáp mới nhất về Bồi dưỡng nghiệp vụ công chứng
Hỏi đáp pháp luật
Miễn thực hiện nghĩa vụ tham gia bồi dưỡng nghiệp vụ công chứng được quy định như thế nào?
Hỏi đáp pháp luật
Trách nhiệm của các cơ quan tổ chức trong việc thực hiện bồi dưỡng nghiệp vụ công chứng được quy định như thế nào?
Hỏi đáp pháp luật
Mức xử phạt hành vi không tham gia đủ nghĩa vụ bồi dưỡng nghiệp vụ công chứng hàng năm
Hỏi đáp pháp luật
Trường hợp nào được miễn tham gia bồi dưỡng nghiệp vụ công chứng hàng năm?
Hỏi đáp pháp luật
Nội dung và hình thức bồi dưỡng nghiệp vụ công chứng hàng năm
Hỏi đáp pháp luật
Tổ chức thực hiện bồi dưỡng nghiệp vụ công chứng hàng năm quy định như thế nào?
Hỏi đáp pháp luật
Ngoài Học viện Tư pháp thì có tổ chức nào bồi dưỡng nghiệp vụ công chứng hàng năm hay không?
Hỏi đáp pháp luật
Thời gian tham gia bồi dưỡng nghiệp vụ công chứng hàng năm là bao nhiêu ngày?
Hỏi đáp pháp luật
Khi nào thì được công nhận hoàn thành lớp bồi dưỡng nghiệp vụ công chứng hàng năm?
Hỏi đáp pháp luật
Giấy xác nhận tham gia bồi dưỡng nghiệp vụ công chứng hàng năm gồm những loại nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Bồi dưỡng nghiệp vụ công chứng
Thư Viện Pháp Luật
364 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Bồi dưỡng nghiệp vụ công chứng

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Bồi dưỡng nghiệp vụ công chứng

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào