Mua xe không rõ nguồn gốc có bị truy tố hình sự?
Thứ nhất, xử lý hành chính:
Căn cứ tại Điểm b Khoản 3 Điều 17 Nghị định 46/2016/NĐ-CP quy định: Xử phạt người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy định về điều kiện của phương tiện khi tham gia giao thông.
Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Điều khiển xe không có Giấy đăng ký xe theo quy định;
b) Sử dụng Giấy đăng ký xe đã bị tẩy xóa; sử dụng Giấy đăng ký xe không đúng số khung, số máy của xe hoặc không do cơ quan có thẩm quyền cấp;
Và theo quy định tại Điểm g Khoản 1 Điều 78 Nghị định 46/2016 về việc tạm giữ phương tiện, giấy tờ có liên quan đến người điều khiển và phương tiện vi phạm:
Để ngăn chặn ngay vi phạm hành chính, người có thẩm quyền xử phạt được phép tạm giữ phương tiện đến 07 ngày trước khi ra quyết định xử phạt đối với những hành vi vi phạm được quy định tại các Điều, Khoản, Điểm sau đây của Nghị định này và phải tuân thủ theo quy định tại khoản 2 Điều 125 của Luật Xử lý vi phạm hành chính.
Bên cạnh đó, căn cứ Điểm b Khoản 3 Điều 30 Nghị định 46/2016 quy định:
Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 1.600.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với tổ chức là chủ xe mô tô, xe gắn máy và các loại xe tương tự xe mô tô thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây: Tự ý cắt, hàn, đục lại số khung, số máy.
Thứ hai: truy cứu trách nhiệm hình sự:
Theo quy định tại Điều 5 Thông tư 01/2016/TT-BCA quy định về nhiệm vụ quyền hạn, hình thức, nội dung tuần tra, kiểm soát giao thông đường bộ của cảnh sát giao thông thì:
1. Được dừng các phương tiện đang tham gia giao thông đường bộ; kiểm soát phương tiện, giấy tờ của phương tiện; kiểm soát người và giấy tờ của người điều khiển phương tiện, giấy tờ tùy thân của người trên phương tiện đang kiểm soát, việc thực hiện các quy định về hoạt động vận tải đường bộ theo quy định pháp luật.
2. Xử lý các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, an ninh, trật tự, an toàn xã hội và các vi phạm hành chính trong các lĩnh vực quản lý Nhà nước khác theo quy định của pháp luật.
Như vậy, CSGT có quyền dừng phương tiện để kiểm tra và xử phạt hành chính trong các lĩnh vực giao thông đường bộ. Theo đó, khi kiểm tra giấy phép lái xe của bạn thấy có sai phạm thì CSGT chỉ được xử lý vi phạm hành chính liên quan đến lỗi vi phạm chứ không thể khởi kiện bạn do lỗi đó, hay do nghi ngờ xe bạn là xe ăn trộm. Nếu cảnh sát giao thông cho rằng xe bạn là xe ăn trộm thì nghĩa vụ chứng minh thuộc về phía CSGT.
Kết luận:
- Bạn vi phạm lỗi sử dụng giấy đăng ký xe không đúng với số khung số máy của xe và bạn sẽ bị phạt tiền từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng và tạm giữ phương tiện 7 ngày; Đồng thời bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe 07 tháng.
- Bạn vi phạm lỗi tự ý đục số khung; số máy và bị phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng.
- Bạn không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Đặt câu hỏi
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
Thư Viện Pháp Luật
Chia sẻ trên Facebook
- Quyền sở hữu công nghiệp gồm các quyền nào?
- Từ 01/01/2025, bằng lái xe bị trừ hết điểm có phải thi lại không?
- Công chức tham gia đào tạo, bồi dưỡng thì thời gian này có tính để đánh giá xếp loại không?
- Từ 1/1/2025, tốc độ tối thiểu khi chạy xe trên đường cao tốc là 60 km/h?
- Trường hợp nào được áp dụng bảng giá đất để tính tiền sử dụng đất?