Kiểm soát chiếu xạ công chúng trong tình huống sự cố bức xạ, hạt nhân
Kiểm soát chiếu xạ công chúng trong tình huống sự cố bức xạ, hạt nhân được quy định tại Điều 23 Thông tư 19/2012/TT-BKHCN quy định về kiểm soát và bảo đảm an toàn bức xạ trong chiếu xạ nghề nghiệp và công chúng do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành như sau:
Tổ chức, cá nhân tiến hành công việc bức xạ, tổ chức ứng phó sự cố bức xạ, hạt nhân các cấp phải bảo đảm:
- Thực hiện các hành động bảo vệ và ứng phó sự cố bức xạ, hạt nhân tức thời trước khi sự chiếu xạ xảy ra. Mức liều quyết định hành động bảo vệ và ứng phó khẩn cấp trong trường hợp sự cố bức xạ, hạt nhân được quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này.
- Đánh giá tính hiệu quả của các hành động được thực hiện và điều chỉnh chúng cho phù hợp.
- So sánh liều bức xạ còn lại với mức tham chiếu (từ 20 - 100 mSv) để đưa ra mức độ ưu tiên bảo vệ đối với nhóm người có mức liều bức xạ còn lại vượt quá mức tham chiếu.
- Đối với các cơ sở hạt nhân phải có quy hoạch vùng bảo vệ khẩn cấp (PAZ), vùng lập kế hoạch bảo vệ khẩn cấp (UPZ) dựa trên mức liều được quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này.
***Theo đó, Ban biên tập thông tin thêm đến bạn về chiếu xạ công chúng và sự cố bức xạ, hạt nhân bức xạ như sau:
+ Chiếu xạ công chúng là chiếu xạ đối với công chúng do công việc bức xạ đã được cấp giấy phép gây ra và chiếu xạ trong trường hợp sự cố bức xạ, hạt nhân bức xạ, hạt nhân trừ chiếu xạ nghề nghiệp, chiếu xạ y tế và chiếu xạ từ phông bức xạ tự nhiên tại địa phương.
+ Về sự cố bức xạ, hạt nhân bức xạ được quy định tại Khoản 1 và 2 Điều 82 Luật năng lượng nguyên tử 2008
1. Sự cố bức xạ là tình trạng mất an toàn bức xạ và mất an ninh đối với nguồn phóng xạ. Sự cố hạt nhân là tình trạng mất an toàn hạt nhân và mất an ninh đối với vật liệu hạt nhân, thiết bị hạt nhân.
2. Sự cố bức xạ, sự cố hạt nhân (sau đây gọi chung là sự cố) được phân thành năm nhóm tình huống có thể xảy ra để xây dựng kế hoạch ứng phó:
a) Nhóm 1 là nhóm tình huống sự cố không nghiêm trọng do thiết bị bất bình thường hoặc do con người gây ra, nhưng chưa có rò rỉ phóng xạ, chưa gây hại đối với con người;
b) Nhóm 2 là nhóm tình huống sự cố ít nghiêm trọng do thiết bị bị hư hại hoặc do con người gây ra, làm rò rỉ phóng xạ, nhưng phát tán không rộng, chưa gây hại đối với con người;
c) Nhóm 3 là nhóm tình huống sự cố nghiêm trọng do thiết bị bị hư hại nặng hoặc do con người gây ra, làm rò rỉ phóng xạ, phát tán rộng, ảnh hưởng đối với con người trong cơ sở tiến hành công việc bức xạ;
d) Nhóm 4 là nhóm tình huống sự cố rất nghiêm trọng do thiết bị bị hư hại nặng hoặc do con người gây ra, làm rò rỉ phóng xạ, phát tán rộng, ảnh hưởng đối với con người và môi trường bên ngoài cơ sở tiến hành công việc bức xạ, phạm vi ảnh hưởng trong một tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
đ) Nhóm 5 là nhóm tình huống sự cố đặc biệt nghiêm trọng do thiết bị bị hư hại nặng hoặc do con người gây ra, làm rò rỉ phóng xạ, phát tán mạnh, ảnh hưởng đối với con người và môi trường bên ngoài cơ sở ở diện rộng, phạm vi ảnh hưởng từ hai tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trở lên hoặc ra ngoài biên giới quốc gia, kể cả sự cố xảy ra ở nước khác có phạm vi ảnh hưởng đến một hoặc nhiều địa phương của Việt Nam.
Trên đây là tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về kiểm soát chiếu xạ công chúng trong tình huống sự cố bức xạ, hạt nhân. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này bạn nên tham khảo thêm tại Thông tư 19/2012/TT-BKHCN.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Học sinh được nghỉ bao nhiêu ngày Tết 2025? Học kỳ 2 năm học 2024 - 2025 bắt đầu khi nào?
- Tên gọi Hà Nội có từ khi nào? Phía Bắc Thủ đô Hà Nội tiếp giáp với tỉnh thành nào?
- Còn bao nhiêu ngày thứ 2 nữa đến Tết 2025? Đếm ngược ngày Tết Âm lịch 2025?
- Trường công lập được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất có được phép chuyển sang thuê đất thu tiền hằng năm để kinh doanh không?
- Từ 1/1/2025, tài liệu ôn luyện kiểm tra phục hồi điểm GPLX được đăng tải trên đâu?