Hiểu như thế nào về khái niệm xét xử lưu động vụ án hình sự?
Khái niệm xét xử lưu động vụ án hình sự hiện nay chưa được quy định cụ thể tại Bộ Luật Tố tụng hình sự 2003 và các văn bản có liên quan. Tuy nhiên, xét dưới góc độ thực tiễn thì xét xử lưu động được hiểu như sau:
Địa điểm xét xử của tòa án là tại phòng xử án thuộc trụ sở của tòa án có thẩm quyền. Ngoài việc xét xử tại trụ sở của tòa án thì còn có trường hợp xét xử ngoài trụ sở của tòa án (trại tạm giam, trại giam, trường học, hội trường UBND, sân vận động...), hình thức xét xử ngoài trụ sở tòa án gọi là "xét xử lưu động", thời gian gần đây hoạt động xét xử lưu động cũng đang gây nhiều tranh cãi là có nên hay không bởi cơ sở pháp lý chưa rõ ràng và những hệ lụy của hoạt động xét xử này có thể mang đến cho bị cáo và xã hội.
Xét dưới góc độ là một biện pháp tuyên truyền, giáo dục pháp luật thì xét xử lưu động đang được xem là một trong những biện pháp hiệu quả để tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho đông đảo quần chúng nhân dân và đang được nhiều tòa án áp dụng. Xét xử lưu động là việc toà án đưa vụ án ra xét xử (tổ chức phiên toà) công khai không phải tại trụ sở Tòa án mà tại một địa điểm khác thường là nơi tội phạm được thực hiện. Tại phiên tòa lưu động, bị cáo bị xét xử vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định của Bộ luật hình sự nếu họ có tội, được ghi nhận trong bản án. Thực tiễn, các vụ án được đưa ra xét xử lưu động thường là những vụ án liên quan đến ma túy, giết người.
Hiện nay, từ Hiến pháp 2013 đến các văn bản pháp luật như Bộ luật Tố tụng hình sự 2003… đến các văn bản pháp luật khác có liên quan vẫn chưa đưa ra một khái niệm cụ thể về “xét xử lưu động vụ án hình sự”. Pháp luật cũng chưa có văn bản quy định cụ thể về trình tự, thủ tục xét xử lưu động vụ án hình sự, chưa đưa ra các tiêu chí để thực hiện hoạt động xét xử lưu động vụ án hình sự… Tuy nhiên, thực tế hoạt động xét xử lưu động vẫn thường xuyên diễn ra như một hoạt động thường kỳ của Tòa án với mục đích để tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL).
Trên đây là nội dung tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về khái niệm xét xử lưu động vụ án hình sự. Bạn nên tham khảo chi tiết Bộ luật Tố tụng hình sự 2003 để nắm rõ các quy định liên quan.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?
- Thẩm quyền điều tra của Cơ quan Cảnh sát Điều tra hình sự Công an cấp huyện như thế nào?
- Tín hiệu bằng tay khi qua đường là gì? Không vẫy tay khi sang đường có bị phạt không?
- Tải Mẫu 41/UQ-ĐKT Mẫu Giấy uỷ quyền đăng ký thuế từ ngày 06/2/2025?
- Cách gói bánh tét dịp tết Nguyên đán? Người lao động chính thức nghỉ tết Nguyên đán 2025 vào mùng mấy?