Kiểm soát chiếu xạ công chúng được quy định như thế nào?

Kiểm soát chiếu xạ công chúng được quy định như thế nào? Xin chào Ban biên tập Thư Ký Luật. Tôi tên là Vĩ Linh. Tôi đang công tác tại công ty chiếu xạ thực phẩm ở Bình Dương. Sắp tới, tôi được công ty cho tham gia đào tạo về quá trình kiểm soát chiếu xạ công chúng. Vì vậy, tôi muốn tìm hiểu những thông tin liên quan đến kiểm soát chiếu xạ công chúng được pháp luật quy định như thế nào để phục vụ cho công việc của tôi và có văn bản pháp luật nào quy định về vấn đề này không? Tôi mong sớm nhận được tư vấn từ Ban biên tập. Tôi xin chân thành cám ơn Ban biên tập Thư Ký Luật! (b_lo1***@gmail.com) 

Kiểm soát chiếu xạ công chúng được quy định tại Điều 19 Thông tư 19/2012/TT-BKHCN quy định về kiểm soát và bảo đảm an toàn bức xạ trong chiếu xạ nghề nghiệp và công chúng do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành như sau:

Tổ chức, cá nhân tiến hành công việc bức xạ phải thiết lập và thực hiện chương trình quan trắc để đảm bảo chiếu xạ công chúng do các nguồn bức xạ của tổ chức, cá nhân tiến hành công việc bức xạ được đánh giá đúng, đầy đủ và được chấp thuận bởi cơ quan quản lý nhà nước.

***Theo đó, Ban biên tập thông tin thêm đến bạn về chiếu xạ công chúng như sau:

Chiếu xạ công chúng là chiếu xạ đối với công chúng do công việc bức xạ đã được cấp giấy phép gây ra và chiếu xạ trong trường hợp sự cố bức xạ, hạt nhân bức xạ, hạt nhân trừ chiếu xạ nghề nghiệp, chiếu xạ y tế và chiếu xạ từ phông bức xạ tự nhiên tại địa phương. Trong đó:

- Chiếu xạ nghề nghiệp là chiếu xạ đối với cá nhân xảy ra trong quá trình tiến hành công việc bức xạ, ứng phó sự cố bức xạ, hạt nhân, làm việc tại nơi có nồng độ khí Radon-222 vượt quá 1.000 Becơren trong 1 mét khối không khí (1.000 Bq/m3) hoặc tiến hành thẩm định, thanh tra tại các cơ sở có tiến hành các công việc bức xạ, không tính đến chiếu xạ được loại trừ (như K-40 trong cơ thể người, tia vũ trụ trên mặt đất…) và chiếu xạ từ những công việc bức xạ, nguồn bức xạ được miễn trừ và chiếu xạ y tế. Chiếu xạ nghề nghiệp bao gồm chiếu xạ ngoài và chiếu xạ trong. (Khoản 1 Điều 2 Thông tư này)

- Chiếu xạ y tế là sự tác động của bức xạ ion hóa lên các đối tượng sau: (Khoản 1 Điều 2 Thông tư liên tịch 13/2014/TTLT-BKHCN-BYT)

+ Người bệnh khi thực hiện chẩn đoán hoặc điều trị bệnh;

+ Người được kiểm tra hoặc giám định sức khỏe;

+ Người tình nguyện tham gia nghiên cứu y sinh học;

+ Người tình nguyện giúp đỡ, chăm sóc người bệnh (việc đó không phải là nghề nghiệp của họ) khi người bệnh được chẩn đoán hoặc điều trị bằng bức xạ ion hóa.

- Chiếu xạ (phông bức xạ) tự nhiên có nguyên nhân từ các chất đồng vị phóng xạ chứa trong đất, đá, nước, không khí, thực phẩm, nhà ở và ngay trong cơ thể của con người. Ví dụ như uranium, thorium, kali, khí radon... Riêng kali-40 là một đồng vị phóng xạ tự nhiên có nhiều trong rau, hoa quả và cả cơ thể con người. (Đặng Thanh Lương - phó cục trưởng Cục Kiểm soát và an toàn bức xạ, hạt nhân - Bộ Khoa học và công nghệ)

Trên đây là tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về kiểm soát chiếu xạ công chúng. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này bạn nên tham khảo thêm tại Thông tư 19/2012/TT-BKHCN.

Trân trọng!

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Thư Viện Pháp Luật
164 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào