Người chưa thành niên thực hiện giao dịch dân sự
Theo như chị chia sẻ thì con bạn 10 tuổi, tức là người chưa thành niên theo quy định của Bộ Luật dân sự 2015.
Mặt khác, theo quy định tại Khoản 3 Điều 21 Bộ Luật dân sự 2015 thì: ”Người từ đủ sáu tuổi đến chưa đủ mười lăm tuổi khi xác lập, thực hiện giao dịch dân sự phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý, trừ giao dịch dân sự phục vụ nhu cầu sinh hoạt hằng ngày phù hợp với lứa tuổi”
Giao dịch dân sự phục vụ nhu cầu sinh hoạt hằng ngày được hiểu là các giao dịch có giá trị nhỏ, lặp đi lặp lại từ ngày này qua ngày khác với mục đích là để phục vụ nhu cầu sinh hoạt hằng ngày như học tập, ăn uống, vui chơi, v.v…
Tuy nhiên, pháp luật hiện hành chưa quy định giới hạn về số tiền mà người chưa thành niên được phép giao dịch, thực hiện giao dịch là bao nhiêu thì mới được sự đồng ý của người đại diện theo pháp luật, nếu không đồng ý thì giao dịch đó vô hiệu nên Ban biên tập không thể khẳng định con chị tự cầm 2 triệu đồng đi mua đồ chơi là không được phép, bên cạnh đó cũng không thể khẳng định giao dịch giữa con chị và người bán hàng là vô hiệu. Nên chị không thể đến cửa hàng để trả hàng, đòi tiền với lý do đó được mà chị nên thương lượng với cửa hàng đó để trả lại món đồ chơi mà con chị đã mua.
Trên đây là tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về giao dịch dân sự của người chưa thành niên. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này bạn nên tham khảo thêm tại Bộ Luật Dân sự 2015.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Không ký hợp đồng thi công công trình xây dựng với chủ đầu tư thì có phải kê khai thuế GTGT vãng lai không?
- Trường hợp giá dịch vụ thoát nước do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thấp hơn mức giá đã được tính đúng thì xử lý thế nào?
- Từ 1/1/2025, trường hợp nào được phép vượt xe bên phải mà không phạm luật?
- Căn cứ xác định giá gói thầu là gì? Giá gói thầu cập nhật trong thời gian nào?
- Từ 01/01/2025, hồ sơ cấp Chứng chỉ hành nghề đấu giá gồm những giấy tờ gì?