Chủ nhà trọ có được phép tăng tiền điện trong thời gian thuê nhà không?
Chủ nhà trọ tăng tiền điện trong thời gian thuê nhà tùy theo từng trường hợp mà xem xét mới biết có hợp pháp hay không.
Theo quy định tại Điều 10 Thông tư 16/2014/TT-BCT thì việc ký hợp đồng mua điện cho mục đích sinh hoạt đối với trường hợp cho thuê nhà để ở thực hiện như sau:
- Bên bán điện chỉ ký một hợp đồng mua bán điện duy nhất tại mỗi địa chỉ nhà cho thuê. Chủ nhà cho thuê có trách nhiệm xuất trình sổ tạm trú hoặc chứng từ xác nhận tạm trú của cơ quan Công an quản lý địa bàn của người thuê nhà;
- Đối với trường hợp cho hộ gia đình thuê thì chủ nhà trực tiếp ký hợp đồng mua bán điện hoặc ủy quyền cho hộ gia đình thuê nhà ký hợp đồng mua bán điện (có cam kết thanh toán tiền điện), mỗi hộ gia đình thuê nhà được tính một định mức;
-Trong trường hợp cho sinh viên và người lao động thuê nhà (bên thuê nhà không phải là một hộ gia đình): trách nhiệm của bên bán điện là thông báo công khai và cấp định mức cho chủ nhà. Cứ 4 người được tính là một hộ sử dụng điện để tính số định mức áp dụng giá bán lẻ điện sinh hoạt, cụ thể: 1 người được tính là 1/4 định mức, 2 người được tính là 1/2 định mức, 3 người được tính là 3/4 định mức, 4 người được tính là 1 định mức;
- Đối với trường hợp cho sinh viên và người lao động thuê nhà đăng ký tạm trú từ 12 tháng trở lên thì chủ nhà trực tiếp ký hợp đồng mua bán điện hoặc đại diện người lao động hoặc sinh viên thuê nhà ký kết hợp đồng mua bán điện (có cam kết thanh toán tiền điện của chủ nhà). Trường hợp thời hạn thuê nhà dưới 12 tháng thì chủ nhà phải trực tiếp ký hợp đồng mua bán điện;
- Trường hợp người thuê nhà không ký hợp đồng trực tiếp với bên bán điện thì chủ nhà cho thuê có trách nhiệm thu tiền điện của người thuê nhà theo đúng giá bán lẻ điện trong hoá đơn tiền điện hàng tháng do đơn vị bán lẻ điện phát hành cộng thêm 10% cho tổn thất điện năng, chi phí chiếu sáng và bơm nước dùng chung;
- Khi có thay đổi về số người thuê nhà, chủ nhà cho thuê có trách nhiệm thông báo cho bên bán điện để điều chỉnh định mức tính toán tiền điện. Bên bán điện có quyền kiểm tra, yêu cầu bên mua điện xuất trình sổ đăng ký tạm trú hàng tháng để xác định số người tính số định mức khi tính toán hóa đơn tiền điện;
- Trường hợp không thể kê khai được số người thì áp dụng giá bán lẻ điện sinh hoạt của bậc 3: từ 101 - 200 kWh cho toàn bộ sản lượng điện đo đếm được tại công tơ.
Như vậy, trong trường hợp này, bạn không ký hợp đồng trực tiếp với bên bán điện thì chủ nhà cho thuê phải có trách nhiệm thu tiền điện theo đúng giá bán lẻ điện trong hóa đơn hàng tháng do đơn vị bán lẻ điện phát hành cộng thêm 10% cho tổn thất, chi phí thiếu sáng và bơm nước dùng chung. Và bạn có nêu là trong hợp đồng thuê nhà thì không ghi giá cả điện nước, nhưng lúc làm hợp đồng bạn có hỏi chủ nhà là tiền điện, nước vẫn tính theo giá nhà nước( 1 ngàn mấy/ kw) và chủ nhà đồng ý. Tuy nhiên giữa bạn và chủ nhà không có văn bản gì mà chỉ nói miệng nên không có căn cứ gì để áp dụng việc thỏa thuận giữa bạn và chủ nhà. Do đó, khi bạn thực hiện hợp đồng thuê được 3 tháng, việc chủ nhà thông báo cho bạn tiền điện tăng lên 2.500/kw trong khi hợp đồng chưa hết thời hạn 1 năm cũng không có căn cứ nào đề cập trong hợp đồng thuê nhà là không được tăng giá điện và thỏa thuận giữa hai bên đề cấp giá điện tính như giá cũ cũng không rõ ràng.
Trên đây là nội dung tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về việc chủ nhà trọ tăng tiền điện trong thời gian thuê nhà. Bạn nên tham khảo chi tiết Thông tư 16/2014/TT-BCT để nắm rõ quy định này.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Giá tính thuế GTGT đối với hàng hóa dịch vụ chỉ chịu thuế bảo vệ môi trường là giá nào?
- Lịch thi Violympic cấp huyện 2024 - 2025 chi tiết nhất? Còn mấy ngày nữa thi?
- Còn bao nhiêu ngày nữa tới mùng 2 Tết 2025? Lịch âm tháng 1 2025 có mấy ngày chủ nhật?
- Tháng 12 âm lịch 2024 là tháng con gì? Tháng 12 âm lịch 2024, NLĐ được nghỉ Tết Dương lịch 2025 chưa?
- Tiền thưởng Tết 2025 của người lao động có tính đóng bảo hiểm xã hội không?