Nhiệm vụ, quyền hạn của Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố là gì?
Nhiệm vụ, quyền hạn của Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố được quy định tại Khoản 4 Điều 30 Điều lệ Công đoàn Việt Nam năm 2013 như sau:
a. Tuyên truyền đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và nhiệm vụ của tổ chức Công đoàn. Triển khai thực hiện các Chỉ thị, Nghị quyết của Công đoàn cấp trên và Nghị quyết Đại hội Công đoàn tỉnh, thành phố; các Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.
b. Đại diện, bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, người lao động trên địa bàn. Tham gia với cấp ủy Đảng, Cơ quan Nhà nước tỉnh, thành phố về các chủ trương, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và các vấn đề có liên quan đến đời sống, việc làm và điều kiện làm việc của người lao động trên địa bàn. Tổ chức phong trào thi đua yêu nước và các hoạt động xã hội.
c. Phối hợp với các Cơ quan chức năng của Nhà nước, Công đoàn ngành Trung ương thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện pháp luật và các chính sách có liên quan trực tiếp đến đoàn viên, người lao động trong các Cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp; hướng dẫn và chỉ đạo việc giải quyết tranh chấp lao động, tham gia hội đồng trọng tài lao động ở địa phương, điều tra tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp trong các doanh nghiệp trên địa bàn.
d. Chỉ đạo các Công đoàn ngành địa phương, Liên đoàn Lao động huyện, Công đoàn các khu công nghiệp, Công đoàn Tổng Công ty (thuộc tỉnh, thành phố) và Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở khác thực hiện các nhiệm vụ theo quy định tại Điều 25, Điều 26, Điều 27 và Điều 28 Điều lệ này.
Phối hợp với Công đoàn ngành Trung ương và tương đương chỉ đạo các Công đoàn cơ sở trực thuộc Công đoàn ngành Trung ương và tương đương đóng trên địa bàn.
đ. Hướng dẫn, chỉ đạo các Công đoàn cơ sở trực thuộc các Công đoàn cấp trên cơ sở khác đóng trên địa bàn tỉnh, thành phố những nội dung sau đây:
- Triển khai thực hiện Nghị quyết của Đảng, các chủ trương, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, an ninh, quốc phòng.
- Phối hợp với các Cơ quan chức năng của Nhà nước ở địa phương thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện chế độ, chính sách đối với người lao động; điều tra các vụ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; giải quyết khiếu nại, tố cáo, tranh chấp lao động; đại diện bảo vệ người lao động trong các vụ án về lao động và Công đoàn khi người lao động yêu cầu.
e. Tổ chức, vận động đoàn viên và người lao động rèn luyện học tập nâng cao trình độ chuyên môn, nghề nghiệp; quản lý và tổ chức các hoạt động văn hóa, thể dục thể thao, các cơ sở văn hóa công nhân, các cơ sở dạy nghề, giới thiệu việc làm và tư vấn pháp luật của Công đoàn theo quy định của Nhà nước và tổ chức Công đoàn.
g. Thực hiện quy hoạch, quản lý, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ và thực hiện chính sách đối với cán bộ được phân cấp quản lý.
h. Hướng dẫn, chỉ đạo Đại hội các Công đoàn cấp dưới; phát triển đoàn viên, xây dựng Công đoàn cơ sở và Nghiệp đoàn vững mạnh.
i. Thực hiện công tác đối ngoại theo quy định của Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.
k. Quản lý tài chính, tài sản và hoạt động kinh tế của Công đoàn theo quy định của pháp luật và Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.
Trên đây là nội dung tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về nhiệm vụ, quyền hạn của Liên đoàn lao động tỉnh, thành phố. Để hiểu rõ chi tiết hơn về điều này bạn nên tham khảo thêm tại Điều lệ Công đoàn Việt Nam năm 2013.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Giá tính thuế GTGT đối với hàng hóa dịch vụ chỉ chịu thuế bảo vệ môi trường là giá nào?
- Lịch thi Violympic cấp huyện 2024 - 2025 chi tiết nhất? Còn mấy ngày nữa thi?
- Còn bao nhiêu ngày nữa tới mùng 2 Tết 2025? Lịch âm tháng 1 2025 có mấy ngày chủ nhật?
- Tháng 12 âm lịch 2024 là tháng con gì? Tháng 12 âm lịch 2024, NLĐ được nghỉ Tết Dương lịch 2025 chưa?
- Tiền thưởng Tết 2025 của người lao động có tính đóng bảo hiểm xã hội không?