Công đoàn các khu công nghiệp được quy định như thế nào?
Công đoàn các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế được quy định tại Điều 27 Điều lệ Công đoàn Việt Nam năm 2013 như sau:
1. Công đoàn các khu công nghiệp do Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố quyết định thành lập hoặc giải thể và chỉ đạo trực tiếp.
2. Đối tượng tập hợp của Công đoàn các khu công nghiệp là đoàn viên, người lao động trong các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế (gọi chung là các khu công nghiệp).
3. Công đoàn các khu công nghiệp quyết định thành lập hoặc giải thể và chỉ đạo Công đoàn cơ sở thuộc các đơn vị do địa phương thành lập hoạt động trong các khu công nghiệp; phối hợp chỉ đạo Công đoàn cơ sở thuộc Công đoàn cấp trên khác trong các khu công nghiệp.
4. Nhiệm vụ, quyền hạn của Công đoàn các khu công nghiệp:
a. Tuyên truyền, vận động người lao động thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và nhiệm vụ của tổ chức Công đoàn. Tổ chức phong trào thi đua yêu nước.
b. Hướng dẫn, chỉ đạo các Công đoàn cơ sở thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định Điều lệ; hướng dẫn, hỗ trợ, giúp Ban Chấp hành Công đoàn cơ sở trong việc thương lượng, ký kết thỏa ước lao động tập thể, giải quyết tranh chấp lao động, tổ chức đối thoại với người sử dụng lao động, tổ chức, Lãnh đạo đình công theo đúng quy định của pháp luật.
c. Đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động ở Cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp chưa thành lập Công đoàn cơ sở khi người lao động ở đó yêu cầu. Đại diện cho Công đoàn cơ sở hoặc người lao động khởi kiện hoặc tham gia vào các vụ án về lao động và Công đoàn khi được Công đoàn cơ sở hoặc người lao động ủy quyền.
d. Phối hợp với ban quản lý các khu công nghiệp, Cơ quan quản lý lao động địa phương kiểm tra, giám sát việc thực hiện các chế độ, chính sách, pháp luật lao động; giải quyết đơn thư khiếu nại của đoàn viên, người lao động trong các khu công nghiệp.
đ. Phát triển đoàn viên, thành lập Công đoàn cơ sở, xây dựng Công đoàn cơ sở vững mạnh; thực hiện công tác quản lý cán bộ Công đoàn theo phân cấp của Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố.
e.Hướng dẫn, chỉ đạo các công đoàn cơ sở thuộc các công đoàn cấp trên khác trong khu công nghiệp thực hiện các nội dung theo quy định tại điểm đ, khoản 4, Điều 30, Điều lệ này.
g. Quản lý tài chính, tài sản của Công đoàn theo quy định của pháp luật và Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.
Trên đây là nội dung tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về công đoàn các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế. Để hiểu rõ chi tiết hơn về điều này bạn nên tham khảo thêm tại Điều lệ Công đoàn Việt Nam năm 2013.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải toàn bộ Phụ lục Thông tư 91/2024 chế độ báo cáo thống kê ngành Tài chính từ 1/3/2025?
- 14/2 là valentine trắng hay đen? 14 tháng 2 là ngày của con trai hay con gái?
- Xe máy điện không gương 2025 có bị phạt không? Phạt bao nhiêu tiền?
- Từ ngày 01/7/2025, chi phí thù lao cho bào chữa viên nhân dân là bao nhiêu?
- 26 tháng 1 âm lịch là ngày mấy dương 2025? Thắp hương không đúng nơi quy định vào dịp lễ hội 26 tháng 1 âm bị xử phạt bao nhiêu tiền?