Có được cấp thẻ căn cước công dân tại thành phố Hồ Chí Minh không?
Cấp thẻ căn cước công dân tại thành phố Hồ Chí Minh đang là nhu cầu của rất nhiều người. Theo Luật Căn cước công dân 2014 có hiệu lực từ 1/1/2016, tất cả công dân Việt Nam từ 14 tuổi trở lên sẽ được cấp thẻ căn cước công dân. Đây là giấy tờ tùy thân, thể hiện thông tin cơ bản về lai lịch, nhận dạng của công dân Việt Nam, được sử dụng trong các giao dịch trên lãnh thổ Việt Nam. Số thẻ căn cước công dân là số định danh cá nhân của từng người. Công dân Việt Nam từ đủ 14 tuổi được cấp thẻ và được đổi khi đủ 25 tuổi, đủ 40 tuổi và đủ 60 tuổi.
Căn cứ theo Điều 26 Luật Căn cước công dân 2014, công dân có thể lựa chọn một trong các nơi sau đây để làm thủ tục cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân:
Công dân có thể lựa chọn một trong các nơi sau đây để làm thủ tục cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân:
1. Tại cơ quan quản lý căn cước công dân của Bộ Công an;
2. Tại cơ quan quản lý căn cước công dân của Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
3. Tại cơ quan quản lý căn cước công dân của Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và đơn vị hành chính tương đương;
4. Cơ quan quản lý căn cước công dân có thẩm quyền tổ chức làm thủ tục cấp thẻ Căn cước công dân tại xã, phường, thị trấn, cơ quan, đơn vị hoặc tại chỗ ở của công dân trong trường hợp cần thiết.
Việc cấp thẻ căn cước công dân được thực hiện tại cơ quản quản lý căn cước công dân của Bộ công an, phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội công an các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; công an quận, huyện và đơn vị hành chính tương đương. Như vậy, nếu bạn hiện đang ở Thành phố Hồ Chí Minh, có hộ khẩu thường trú tại Đắk Nông thì bạn vẫn có thể làm thẻ căn cước tại các điểm cấp thẻ tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Trình tự, thủ tục thực hiện cấp thẻ căn cước công dân theo quy định của Thông tư 07/2016/TT-BCA thực hiện như sau:
- Công dân diền vào Tờ khai căn cước công dân
- Cán bộ tiếp nhân hồ sơ kiểm tra, đối chiếu thông tin, trường hợp chưa có thông tin trong cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư đã được kết nối với Cơ sở dữ liệu căn cước công dân thì yêu cầu công dân xác định thông tin chính xác và xuất trình các giấy tờ hợp pháp về những thông tin cần ghi trong Tờ khai căn cước công dân để kiểm tra và cập nhật thông tin vào cơ sở dữ liệu; Trường hợp Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu căn cước công dân chưa đi vào vận hành thì yêu cầu công dân xuất trình Sổ hộ khẩu.
- Nếu bạn đã có chứng minh nhân dân thì cán bộ thu, nộp, xử lý chứng minh nhân dân
- Chụp ảnh, thu thập vân tay, đặc điểm nhận dạng của người yêu cầu cấp thẻ.
- Nộp lệ phí
Trên đây là phần hỗ trợ của Ban biên tập Thư Ký Luật về việc cấp thẻ căn cước công dân tại thành phố Hồ Chí Minh. Bạn nên tham khảo thêm các điều khoản khác của Luật Căn cước công dân 2014 để nắm rõ quy định này.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Không ký hợp đồng thi công công trình xây dựng với chủ đầu tư thì có phải kê khai thuế GTGT vãng lai không?
- Trường hợp giá dịch vụ thoát nước do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thấp hơn mức giá đã được tính đúng thì xử lý thế nào?
- Từ 1/1/2025, trường hợp nào được phép vượt xe bên phải mà không phạm luật?
- Căn cứ xác định giá gói thầu là gì? Giá gói thầu cập nhật trong thời gian nào?
- Từ 01/01/2025, hồ sơ cấp Chứng chỉ hành nghề đấu giá gồm những giấy tờ gì?