Làm sao để hạn chế quyền thăm con của cha sau khi cha mẹ ly hôn?

Làm sao để hạn chế quyền thăm con của cha sau khi cha mẹ ly hôn? Xin chào Ban biên tập Thư Ký Luật. Em ly hôn chồng đến nay là hơn 1 năm. Chúng em có 1 con chung năm nay 3 tuổi. Tại thời điểm ly hôn, Tòa tuyên cho em được nuôi con và chồng em cấp dưỡng nuôi con mỗi tháng 3 triệu. Tuy nhiên, thời gian gần đây, chồng em lâm vào cảnh thất nghiệp, ăn nhậu bê tha, không chu cấp cho con, lại còn thường xuyên tìm về nhà 2 mẹ con đe dọa, bắt nạt em, đòi em quay lại sống với anh ta. Nhiều lần em cự tuyệt, anh ta đập phá đồ đạc trong nhà, dọa sẽ mang con đi làm cho con bé vô cùng hoảng sợ. Giờ mỗi lần thấy bố là nó khóc ré lên trong sợ hãi. Em rất lo sợ con em sẽ không được an toàn và bị nỗi sợ hãi làm ảnh hưởng đến sự phát triển. Nhờ Ban biên tập tư vấn giúp em có cách nào cho phép em hạn chế quyền thăm con của anh ta hay không? Em có thể tham khảo thêm thông tin tại đâu? Rất mong nhận được hồi âm của Quý Ban biên tập. Em xin cảm ơn rất nhiều! Trần Vũ Phương (phuong***@yahoo.com)

Vấn đề hạn chế quyền thăm nom con sau khi ly hôn được quy định tại Khoản 3 Điều 82 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014. Theo đó: 

Sau khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi con có quyền, nghĩa vụ thăm nom con mà không ai được cản trở. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con lạm dụng việc thăm nom để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con thì người trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền thăm nom con của người đó.

Căn cứ quy định trên đây, sau khi ly hôn, bạn được quyền nuôi con còn chồng bạn không trực tiếp nuôi con nhưng có quyền thăm nom, chăm sóc, giáo dục con, không bên nào được phép cản trở quyền lợi của bên kia. Tuy nhiên, dựa vào những hành vi của chồng bạn như đập phá đồ đạc, đe dọa, gây tác động đến tâm lý, có khả năng ảnh hưởng xấu đối với sự phát triển bình thường của con nên bạn hoàn toàn có quyền yêu cầu hạn chế quyền thăm nom con của chồng bạn dựa trên việc cân nhắc đến quyền lợi chính đáng của con. Theo đó, bạn có thể viết đơn yêu cầu Tòa án xem xét, ra quyết định tuyên bố hạn chế quyền thăm nom con của chồng bạn.

Trên đây là nội dung tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về trường hợp hạn chế quyền thăm nom con của cha sau khi ly hôn. Để hiểu rõ hơn nội dung này, bạn vui lòng tham khảo thêm tại Luật Hôn nhân và Gia đình 2014.

Trân trọng!

 

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Thư Viện Pháp Luật
0 lượt xem
Hỏi đáp pháp luật mới nhất
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào