Dùng tài sản chung của vợ chồng để trả nợ đánh bạc của vợ có đúng không?
Dùng tài sản chung của vợ chồng để trả nợ đánh bạc của vợ thì theo quy định của Điều 43 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 thì vợ chồng có quyền có tài sản riêng bao gồm:
- Tài sản riêng của vợ, chồng gồm tài sản mà mỗi người có trước khi kết hôn; tài sản được thừa kế riêng, được tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân; tài sản được chia riêng cho vợ, chồng theo quy định tại các điều 38, 39 và 40 của Luật Hôn nhân và gia đình; tài sản phục vụ nhu cầu thiết yếu của vợ, chồng và tài sản khác mà theo quy định của pháp luật thuộc sở hữu riêng của vợ, chồng.
- Tài sản được hình thành từ tài sản riêng của vợ, chồng cũng là tài sản riêng của vợ, chồng. Hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân được thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 33 và khoản 1 Điều 40 của Luật Hôn nhân và gia đình.
Tài sản chung của vợ chồng được quy định tại Điều 33 Luật hôn nhân và gia đình 2014 bao gồm:
1. Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân, trừ trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 40 của Luật này; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung.
Quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp vợ hoặc chồng được thừa kế riêng, được tặng cho riêng hoặc có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng.
2. Tài sản chung của vợ chồng thuộc sở hữu chung hợp nhất, được dùng để bảo đảm nhu cầu của gia đình, thực hiện nghĩa vụ chung của vợ chồng.
3. Trong trường hợp không có căn cứ để chứng minh tài sản mà vợ, chồng đang có tranh chấp là tài sản riêng của mỗi bên thì tài sản đó được coi là tài sản chung.
Đối với những món nợ của vợ hoặc chồng vay trong thời kỳ hôn nhân mà không phải vì nhu cầu của gia đình thì vợ, chồng thanh toán bằng tài sản riêng của mình. Nếu tài sản không đủ thì thanh toán bằng phần tài sản của người đó trong khối tài sản chung.
Do đó, nếu vợ anh vay tiền của người khác mà anh không biết và việc vay tiền này không vì nhu cầu của gia đình thì vợ anh có trách nhiệm phải trả nợ bằng tài sản riêng. Nếu tài sản riêng của vợ anh không đủ trả nợ thì lấy tài sản của vợ anh trong khối tài sản chung của gia đình để trả.
Như vậy, việc Tòa án tuyên buộc vợ anh phải trả tiền nợ cho người khác và bản án đã có hiệu lực thi hành mà vợ anh không tự nguyện trả hoặc không có khả năng thi hành án thì có thể bị cơ quan thi hành án áp dụng biện pháp cưỡng chế kê biên, bán đấu giá tài sản là nhà đất mà vợ chồng anh đứng tên để đảm bảo thi hành án (đối với giá trị tài sản riêng của vợ anh trong khối tài sản chung).
Khi xét xử, tòa án áp dụng biện pháp ngăn chặn là kê biên căn nhà của do vợ chồng anh cùng đứng tên để đảm thi hành án là đúng quy định.
Trên đây là tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về việc Dùng tài sản chung của vợ chồng để trả nợ đánh bạc của vợ. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này bạn nên tham khảo thêm tại Luật Hôn nhân và gia đình 2014.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Học sinh được nghỉ bao nhiêu ngày Tết 2025? Học kỳ 2 năm học 2024 - 2025 bắt đầu khi nào?
- Tên gọi Hà Nội có từ khi nào? Phía Bắc Thủ đô Hà Nội tiếp giáp với tỉnh thành nào?
- Còn bao nhiêu ngày thứ 2 nữa đến Tết 2025? Đếm ngược ngày Tết Âm lịch 2025?
- Trường công lập được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất có được phép chuyển sang thuê đất thu tiền hằng năm để kinh doanh không?
- Từ 1/1/2025, tài liệu ôn luyện kiểm tra phục hồi điểm GPLX được đăng tải trên đâu?