Lập dự toán, quyết toán tiền bảo đảm tài chính để thi hành án
Lập dự toán, quyết toán tiền bảo đảm tài chính để thi hành án được quy định tại Điều 14 Thông tư liên tịch 07/2016/TTLT-BTP-BTC hướng dẫn bảo đảm tài chính từ ngân sách nhà nước để thi hành án như sau:
1. Hàng năm, căn cứ thực tế bảo đảm tài chính để thi hành án của năm trước, các Bộ, ngành trung ương; các cơ quan chuyên môn ở địa phương phối hợp với cơ quan tài chính cùng cấp lập dự toán kinh phí bảo đảm thi hành án để tổng hợp vào dự toán ngân sách cấp mình và ngân sách nhà nước, trình cấp có thẩm quyền quyết định theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.
2. Dự toán ngân sách bảo đảm tài chính để thi hành án chỉ được sử dụng khi phát sinh việc cấp kinh phí chi trả để thi hành án, không phân bổ cho các cơ quan, tổ chức có trách nhiệm thực hiện việc thi hành án.
3. Kết thúc năm tài chính, các cơ quan, tổ chức phải thi hành án có trách nhiệm quyết toán khoản kinh phí được ngân sách nhà nước bảo đảm để thi hành án theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.
Trên đây là quy định về Lập dự toán, quyết toán tiền bảo đảm tài chính để thi hành án. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này bạn nên tham khảo thêm tại Thông tư liên tịch 07/2016/TTLT-BTP-BTC.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lịch nghỉ lễ 2025 - Lịch Vạn niên 2025 cập nhật chi tiết nhất?
- Ngày 11 tháng 2 âm là ngày bao nhiêu dương 2025? Người lao động nghỉ hằng năm trong ngày 11 tháng 2 âm lịch được ứng lương bao nhiêu?
- Ngày tốt khai trương theo tuổi năm Ất Tỵ 2025? Chương trình khuyến mại ngày khai trương phải được thực hiện thế nào?
- Cúng Thần Tài theo giờ hoàng đạo mùng 10 tết 2025 vào giờ nào tốt nhất?
- Thời hạn thuê đất công ích theo Luật Đất đai 2024 là bao lâu?