Những sản phẩm nào được xem là những sản phẩm có cùng kiểu loại trong quá trình sản xuất, lắp ráp xe cơ giới?

Những sản phẩm nào được xem là những sản phẩm có cùng kiểu loại trong quá trình sản xuất, lắp ráp xe cơ giới? Xin chào Ban biên tập Thư Ký Luật. Tôi tên là Trương Tri. Tôi đang công tác tại công ty TNHH SX-TM-DV ô tô ở Bình Phước. Công ty tôi chuyên sản xuất, lắp ráp xe cơ giới. Tôi có một thắc mắc muốn nhờ Ban biên tập tư vấn giúp tôi về sản phẩm cùng kiểu loại. Nếu một sản phẩm cùng kiểu loại nhưng chúng tôi muốn thay đổi để tăng tính thẩm mỹ hơn so với ban đầu nhưng không làm thay đổi thông số về số người cho phép chở và vẫn bảo đảm đáp ứng các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật hiện hành thì sản phẩm có sự thay đổi đó có còn được coi là sản phẩm cùng kiểu loại nữa không? Văn bản nào quy định vấn đề này? Mong Ban biên tập có thể tư vấn giúp cho tôi. Tôi xin chân thành cám ơn Ban biên tập Thư Ký Luật! (0168***)

Những sản phẩm được xem là những sản phẩm có cùng kiểu loại trong quá trình sản xuất, lắp ráp xe cơ giới được quy định tại Phụ lục I Thông tư 30/2011/TT-BGTVT quy định về kiểm tra chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường trong sản xuất, lắp ráp xe cơ giới do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành như sau:

1. Sản phẩm cùng kiểu loại là các sản phẩm của cùng một chủ sở hữu công nghiệp, cùng nhãn hiệu, thiết kế và các thông số kỹ thuật, được sản xuất theo cùng một dây chuyền công nghệ.

2. Đối với các xe có sự thay đổi nhằm tăng tính tiện nghi và thẩm mỹ vẫn có thể coi là sản phẩm cùng kiểu loại nếu sản phẩm vẫn thỏa mãn các tiêu chuẩn, quy chuẩn hiện hành và không thay đổi các thông số kỹ thuật dưới đây:

- Loại xe;

- Nhãn hiệu xe;

- Kích thước và trọng lượng cơ bản của xe (sai lệch không vượt quá giới hạn sai số cho phép được quy định tại các quy chuẩn, tiêu chuẩn hiện hành);

- Số người cho phép chở;

- Kiểu dáng, kết cấu của cabin(*), khung hoặc thân vỏ xe;

- Động cơ, hệ thống truyền lực(*);

- Loại nhiên liệu sử dụng(*);

- Hệ thống phanh: kiểu dẫn động, cơ cấu phanh;

- Hệ thống lái: kiểu cơ cấu lái(*);

- Hệ thống treo: kiểu hệ thống treo, kiểu kết cấu của bộ phận đàn hồi;

- Hệ thống chuyển động: kiểu loại cầu bị động;

- Cơ cấu chuyên dùng (nếu có).

Ghi chú:(*) Không áp dụng đối với rơ moóc và sơ mi rơ moóc

Như vậy, theo thông tin bạn chia sẻ, những sản phẩm của công ty bạn thay đổi về thẩm mỹ nhưng vẫn thỏa mãn các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật hiện hành và không thay đổi các thông số (số người cho phép chở) được quy định tại Khoản 2 thì vẫn được xem là sản phẩm cùng kiểu loại.

Trên đây là tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về những sản phẩm được xem là những sản phẩm có cùng kiểu loại trong quá trình sản xuất, lắp ráp xe cơ giới. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này bạn nên tham khảo thêm tại Thông tư 30/2011/TT-BGTVT.

Trân trọng!

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Thư Viện Pháp Luật
243 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào