Bị lừa chuyển tiền qua ngân hàng có lấy lại đựợc không?
Bị lừa chuyển tiền qua ngân hàng có thể lấy lại đựợc vì theo Điều 579 Bộ luật Dân sự 2015 quy định người nào chiếm hữu, người sử dụng tài sản của người khác mà không có căn cứ pháp luật thì phải trả lại cho chủ sở hữu, chủ thể khác có quyền tài sản.
Theo như bạn trình bày, bạn có chuyển tiền cho 1 tài khoản ngân hàng để lấy hàng như thoả thuận nhưng bên đầu bên đã không làm đúng như thoả thuận chuyển khoản xong họ bắt đầu chặn facebook, số điện thoại thì không liên lạc được. Bạn muốn báo ngân hàng để yêu cầu rút lại tiền bạn đã chuyển. Trong trường hợp này, khi bạn báo chuyển nhầm tiền vào tài khoản của người khác cho Ngân hàng thì Ngân hàng phải kiểm tra xem có dấu hiệu sai sót hay nhầm lẫn hay không.
Căn cứ theo Khoản 4 Điều 36 Thông tư 23/2010/TT-NHNN về điều chỉnh các sai sót khác như sau:
Đối với Lệnh thanh toán sai địa chỉ khách hàng (Lệnh thanh toán chuyển đúng đơn vị nhận lệnh nhưng không có người nhận lệnh hoặc người nhận lệnh mở tài khoản ở Ngân hàng khác), sai tên, số hiệu tài khoản của người nhận Lệnh thanh toán (đúng tên nhưng sai số hiệu tài khoản hoặc ngược lại), ký hiệu chứng từ, ký hiệu loại nghiệp vụ, xử lý như sau:
a) Đối với các Lệnh thanh toán Có (hoặc Nợ) đơn vị nhận lệnh đã nhận nhưng chưa hạch toán thì thực hiện hạch toán vào tài khoản phải trả (phải thu) sau đó lập Lệnh thanh toán chuyển trả lại đơn vị khởi tạo lệnh. Nghiêm cấm đơn vị nhận lệnh chuyển tiền tiếp;
b) Đối với các Lệnh thanh toán đã thực hiện, đơn vị nhận lệnh xử lý tương tự như đã nêu tại Điểm b Khoản 3 Điều 36 Thông tư 23/2010/TT-NHNN.
Như vậy, nếu Ngân hàng phát hiện có dấu hiệu nhầm lẫn hay sai sót sẽ thông báo cho chủ tài khoản và thực hiện phong tỏa, tạm khóa tài khoản cho đến khi làm rõ, khắc phục xong những sai sót trên. Trong trường hợp tài khoản thụ hưởng đã bị khóa, hoặc bị phong tỏa vẫn còn số tiền bạn chuyển đến thì Ngân hàng sẽ chuyển tiền trả lại cho bạn.
Nếu trường hợp số tiền gửi nhầm vào tài khoản đã được rút, Ngân hàng sẽ thông báo và liên lạc với chủ tài khoản để yêu cầu trả lại số tiền trên. Trường hợp chủ tài khoản không đồng ý trả lại số tiền, bạn có thể đề nghị Ngân hàng cung cấp thông tin của chủ tài khoản này để khởi kiện yêu cầu trả lại số tiền trên.
Tuy nhiên, trong trường hợp này, theo thông tin bạn cung cấp, bạn có chuyển tiền cho một tài khoản ngân hàng để lấy hàng theo thỏa thuận, nhưng ngay sau khi nhận tiền chuyển khoản thì người đó cắt đứt liên lạc với bạn, ở đây có dấu hiệu của hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản, còn về việc bạn chuyển tiền qua ngân hàng, như trường hợp của bạn, không có sự nhầm lẫn hay sai sót, mà do bạn phát hiện người kia có dấu hiệu lừa đảo nên không đủ căn cứ để ngân hàng lấy lại tiền cho bạn.
Trên đây là tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về lấy lại tiền khi bị lừa chuyển tiền qua ngân hàng. Bạn nên tham khảo chi tiết Bộ luật Dân sự 2015 để nắm rõ quy định này.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?
- Luật Khiếu nại mới nhất 2025 và các văn bản hướng dẫn thi hành?
- 9 tháng 2 năm 2025 là ngày bao nhiêu âm lịch? NLĐ được nghỉ làm ngày này không?
- Mức tiền thưởng huy hiệu 65 năm tuổi Đảng năm 2025 là bao nhiêu?
- Trộm cắp điện là gì? Hành vi trộm cắp điện bị xử phạt bao nhiêu tiền?