Dấu hiệu tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản theo pháp luật hiện hành
Dấu hiệu tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản được quy định đầy đủ và cụ thể tại Bộ luật Hình sự 1999.
Theo như bạn trình bày, người trung gian nhận tiền cùng chồng bạn và công ty xuất hóa đơn đã tồn tại hợp đồng và thông qua hợp đồng này người trung gian nhận được số tiền là 40 triệu đồng, chồng bạn cũng có thù lao nhưng người trung gian cầm và không đưa cho chồng bạn.
Theo Điều 140 Bộ luật Hình sự 1999 quy định về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản thì người trung gian có thể bị truy cứu trách nhiệm về tội phạm này nếu người này có một trong những hành vi sau:
- Dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản là 40 triệu đồng đã nhận;
- Sử dụng tài sản là 40 triệu đồng đã nhận vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản.
Nếu người trung gian không nghe điện thoại của chồng bạn và không trốn tránh trách nhiệm giao tiền cho chồng bạn nhằm chiếm đoạt số tiền này thì người này có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản theo quy định tại Điều 140 Bộ luật hình sự 1999.
Để đảm bảo quyền lợi cho chồng bạn, chồng bạn có quyền tới cơ quan công an cấp huyện nơi người trung gian cư trú hoặc nơi chồng bạn đang cư trú để yêu cầu giải quyết.
Trên đây là phần hỗ trợ của Ban biên tập Thư Ký Luật về dấu hiệu tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản theo pháp luật hiện hành. Bạn nên tham khảo chi tiết Bộ luật hình sự 1999 để nắm rõ quy định này.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Từ 1/1/2025, trường hợp nào được phép vượt xe bên phải mà không phạm luật?
- Căn cứ xác định giá gói thầu là gì? Giá gói thầu cập nhật trong thời gian nào?
- Từ 01/01/2025, hồ sơ cấp Chứng chỉ hành nghề đấu giá gồm những giấy tờ gì?
- Giấy thông hành là gì? Giấy thông hành biên giới Việt Nam Lào sẽ được cấp cho những ai?
- Hồ sơ cấp giấy chứng nhận giáo viên dạy thực hành lái xe từ 01/01/2025 bao gồm những giấy tờ gì?