Làm gì khi vợ không cho thăm con sau ly hôn?
Khoản 3 Điều 82 Luật Hôn nhân Gia đình 2014 quy định: "Sau khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi con có quyền, nghĩa vụ thăm nom con mà không ai được cản trở".
Khoản 2 Điều 83 Luật Hôn nhân Gia đình 2014 quy định: "Cha, mẹ trực tiếp nuôi con cùng các thành viên gia đình không được cản trở người không trực tiếp nuôi con trong việc thăm nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con".
Theo đó, việc thăm con sau khi ly hôn là quyền của cha mẹ và không ai có thể ngăn cản được nếu hành vi này không gây cản trở hoặc gây ảnh hưởng đến việc chăm sóc, giáo dục con. Việc vợ bạn không cho bạn thăm gặp con là hành vi ngăn cản việc thực hiện quyền của cha đối với con và có thể bị xử phạt theo quy định tại Điều 53 Nghị định 167/2013/NĐ-CP xử phạt vi phạm hành chính về an toàn xã hội, phòng cháy chữa cháy như sau:
Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với hành vi ngăn cản quyền thăm nom, chăm sóc giữa ông, bà và cháu; giữa cha, mẹ và con, trừ trường hợp cha mẹ bị hạn chế quyền thăm nom con theo quyết định của tòa án; giữa vợ và chồng; giữa anh, chị, em với nhau.
Như vậy, bạn có thể giải thích cho vợ bạn hiểu việc vợ bạn hạn chế quyền thăm gặp con đó là hành vi vi phạm pháp luật. Nếu vợ bạn vẫn tiếp tục cản trở quyền thăm con của bạn thì bạn có thể yêu cầu Tòa án giải quyết vụ việc.
Trên đây là nội dung tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về quyền thăm con của cha mẹ không trực tiếp nuôi con. Để hiểu rõ chi tiết hơn về điều này bạn nên tham khảo thêm tại Luật Hôn nhân Gia đình 2014.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Trưởng công an xã được tịch thu xe vi phạm không quá 5 triệu đồng?
- Năm 2025 lái xe ô tô chạy quá tốc độ bao nhiêu km/h thì bị trừ điểm bằng lái xe?
- Mẫu phiếu hẹn khám lại trong khám chữa bệnh bảo hiểm y tế?
- Có được phép đeo tai nghe khi đang điều khiển xe máy hay không? Phạt nặng nhất là bao nhiêu?
- Lỗi lùi xe ô tô trên đường cao tốc bị phạt bao nhiêu tiền từ 1/1/2025?