Giám sát ảnh hưởng nổ mìn là hoạt động gì?
Giám sát ảnh hưởng nổ mìn theo Khoản 19 Điều 3 Nghị định 39/2009/NĐ-CP về vật liệu nổ công nghiệp là việc sử dụng các phương tiện, thiết bị để đo, phân tích và đánh giá mức độ chấn động, mức độ tác động sóng không khí do nổ mìn gây ra.
Việc bổ nhiệm người giám sát ảnh hưởng nổ mìn là một nghĩa vụ bắt buộc được nêu tại Khoản 4 Điều 22 Nghị định 39/2009/NĐ-CP về vật liệu nổ công nghiệp như sau:
Thiết kế hoặc phương án nổ mìn phải được cơ quan cấp Giấy phép sử dụng vật liệu nổ công nghiệp phê duyệt và được sự cho phép của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh hoặc cơ quan quản lý khi nổ mìn trong các khu vực dân cư, cơ sở khám chữa bệnh, khu vực có các di tích lịch sử, văn hoá, bảo tồn thiên nhiên, các công trình an ninh, quốc phòng hoặc các công trình quan trọng khác của quốc gia, khu vực bảo vệ khác theo quy định pháp luật. Thực hiện việc giám sát các ảnh hưởng nổ mìn đối với công trình, đối tượng cần bảo vệ nằm trong phạm vi ảnh hưởng của nổ mìn.
Trên đây là phần hỗ trợ của Ban biên tập Thư Ký Luật về nội dung giám sát ảnh hưởng nổ mìn. Ngoài các nội dung tư vấn ở trên, bạn nên tham khảo các điều khoản khác của Nghị định 39/2009/NĐ-CP về vật liệu nổ công nghiệp để hiểu rõ các quy định liên quan.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Không ký hợp đồng thi công công trình xây dựng với chủ đầu tư thì có phải kê khai thuế GTGT vãng lai không?
- Trường hợp giá dịch vụ thoát nước do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thấp hơn mức giá đã được tính đúng thì xử lý thế nào?
- Từ 1/1/2025, trường hợp nào được phép vượt xe bên phải mà không phạm luật?
- Căn cứ xác định giá gói thầu là gì? Giá gói thầu cập nhật trong thời gian nào?
- Từ 01/01/2025, hồ sơ cấp Chứng chỉ hành nghề đấu giá gồm những giấy tờ gì?