Kinh nghiệm và năng lực của cơ sở giáo dục tổ chức bồi dưỡng tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức giảng dạy

Kinh nghiệm và năng lực của cơ sở giáo dục tổ chức bồi dưỡng tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức giảng dạy là gì? Xin chào Ban biên tập Thư Ký Luật. Em mới tốt nghiệp chuyên ngành sư phạm. Em đang cần tìm hiểu thêm một số thông tin về việc cấp chứng chỉ bồi dưỡng tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giảng dạy. Em được biết sắp tới Bộ có yêu cầu có về kinh nghiệm và năng lực của cơ sở giáo dục tổ chức bồi dưỡng tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức giảng dạy. Vậy cụ thể quy định này như thế nào? Văn bản nào quy định điều đó? Mong nhận được câu trả lời từ Ban biên tập. Tôi xin chân thành cám ơn Ban biên tập Thư Ký Luật! Thúy Hường (huong****@gmail.com)

Thông tin bạn tìm hiểu là chính xác, từ ngày 08/07/2017, Bộ giáo dục và đào tào yêu cầu về Kinh nghiệm và năng lực đối với các cơ sở giáo dục tổ chức bồi dưỡng tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức giảng dạy theo tại Khoản 1 Điều 3 Thông tư 13/2017/TT-BGDĐT Quy định về điều kiện để cơ sở giáo dục được tổ chức bồi dưỡng và cấp chứng chỉ bồi dưỡng tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức giảng dạy trong cơ sở giáo dục công lập như sau:

a) Có ít nhất 10 năm kinh nghiệm đào tạo trình độ cao đẳng trở lên, thực hiện kiểm định chất lượng giáo dục theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Tại thời điểm giao nhiệm vụ bồi dưỡng, cơ sở giáo dục đã hoàn thành tự đánh giá và đăng ký đánh giá ngoài với tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục;

b) Có chương trình chi tiết các chuyên đề và tài liệu bồi dưỡng được xây dựng trên cơ sở chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành và đã được thẩm định theo quy định;

c) Có đủ tài liệu học tập, tài liệu tham khảo phục vụ cho giảng dạy và học tập;

d) Có cơ sở vật chất thiết bị, kỹ thuật, cơ sở thực hành đáp ứng được công tác bồi dưỡng.

Trên đây là quy định về Kinh nghiệm và năng lực của cơ sở giáo dục tổ chức bồi dưỡng tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức giảng dạy. Để hiểu rõ hơn về điều này bạn nên tham khảo tại Thông tư 13/2017/TT-BGDĐT. 

Trân trọng!

Chức danh nghề nghiệp viên chức
Hỏi đáp mới nhất về Chức danh nghề nghiệp viên chức
Hỏi đáp Pháp luật
Năm 2024, hồ sơ đăng ký xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức gồm những gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Khi nào thì thực hiện xét chuyển chức danh nghề nghiệp của viên chức?
Hỏi đáp Pháp luật
Từ ngày 07/12/2023, bãi bỏ hình thức thi, chỉ giữ lại xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức?
Hỏi đáp Pháp luật
Khi xét chuyển chức danh nghề nghiệp viên chức có được kết hợp nâng bậc lương?
Hỏi đáp Pháp luật
Các chức danh nghề nghiệp viên chức trong cùng một lĩnh vực được sắp xếp như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Chức danh nghề nghiệp là gì? Quy định về tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức phải đảm bảo những nội dung gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Ban hành chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức giáo vụ từ ngày 26/09/2023?
Hỏi đáp Pháp luật
Tiêu chí xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn năm 2023?
Hỏi đáp Pháp luật
Hệ số lương của viên chức chuyên ngành tuyên truyền viên văn hóa từ ngày 10/04/2023 là bao nhiêu?
Hỏi đáp pháp luật
Thay đổi chức danh nghề nghiệp của viên chức được quy định như thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Chức danh nghề nghiệp viên chức
Thư Viện Pháp Luật
175 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Chức danh nghề nghiệp viên chức
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào