Làm thế nào lấy lại ôtô bạn mượn nhưng không trả?
Theo quy định tại Điều 140 Bộ luật hình sự: “Người nào có một trong những hành vi sau đây chiếm đoạt tài sản của người khác có giá trị từ 4 triệu đồng đến dưới 50 triệu đồng hoặc dưới 4 triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm…: a) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng rồi dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản đó; b) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng và đã sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản. …” sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản.
Đây là hành vi vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng rồi dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản đó, hoặc sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản.
Giá trị tài sản bị chiếm đoạt phải có giá trị từ 4 triệu đồng trở lên thì mới phạm vào tội này, nếu dưới 4 triệu đồng thì phải hội đủ các điều kiện khác như gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm thì mới phạm tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản.
Trong trường hợp bạn hỏi, người bạn đã lợi dụng sự tin tưởng của bạn để mượn xe sau đó mang xe đi cầm cố lấy tiền rồi bỏ trốn, hành vi đó đã cấu thành tôi lạm dụng tín nhiệm để chiếm đoạt tài sản như đã nêu ở trên. Hơn nữa chiếc Camry của bạn trị giá hơn một tỷ đồng nên theo quy định tại khoản 4 Điều 140 Bộ luật hình sự, trường hợp: “Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ 500 triệu đồng trở lên…” sẽ bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân.
Để nhận lại chiếc xe, bạn cần gửi đơn đến cơ quan công an đang giữ chiếc xe kèm theo các giấy tờ chứng minh bạn là chủ sở hữu của chiếc xe đó. Các giấy tờ chứng minh bạn là chủ sở hữu chiếc xe ô tô có thể là: Giấy đăng ký xe, giấy chứng nhận bảo hiểm (nếu có) hoặc các giấy tờ khác chứng minh quyền sở hữu của bạn đối với chiếc xe như giấy xác nhận của bên bán xe hoặc của chính quyền địa phương, các tài liệu sao chụp từ các chứng từ gốc đang lưu giữ tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền…
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- UBND xã có thẩm quyền giao đất không?
- Ngày 12 tháng 2 âm là ngày bao nhiêu dương 2025? Thắp hương không đúng nơi quy định vào ngày 12 2 2025 âm lịch bị phạt bao nhiêu?
- Nguyên tắc xác định nguyên giá của tài sản kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa là gì?
- Cá nhân không phải là công chứng viên có được đầu tư toàn bộ, góp vốn, nhận góp vốn, liên kết, hợp tác chia lợi nhuận trong hoạt động công chứng không?
- Việc đăng ký khoản vay nước ngoài không được Chính phủ bảo lãnh được thực hiện như thế nào?