Nguồn bệnh và đường truyền lây bệnh Giun xoắn
Nguồn bệnh và đường truyền lây bệnh Giun xoắn được quy định tại Tiểu mục 1.2 Phụ lục 18 Thông tư 07/2016/TT-BNNPTNT quy định về phòng, chống dịch bệnh động vật trên cạn do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành như sau:
a) Loài mắc: Lợn, lợn rừng, chó, mèo, hổ, báo, cầy, chuột và người ở các lứa tuổi đều có thể nhiễm giun xoắn nếu như ăn phải nang kén của ấu trùng giun xoắn còn sống có trong thịt lợn, thịt thú rừng, sản phẩm thịt chưa qua chế biến kỹ như nem, chạo, thịt hun khói.
b) Nguồn bệnh: Thịt lợn, thịt thú rừng, sản phẩm thịt chưa qua chế biến kỹ như nem, chạo, thịt hun khói có mang nang kén của ấu trùng giun xoắn còn sống.
c) Đường truyền lây
Bệnh lây truyền qua đường tiêu hóa do ăn phải kén giun xoắn trong thịt, phân của động vật mắc bệnh. Người, lợn, chó, chuột ăn phải thịt có ấu trùng giun xoắn không nấu chín như nem chua, chạo, thịt tai thì ấu trùng vào đến ruột sẽ chui ra khỏi bao kén, phát triển thành giun trưởng thành. Lợn, chó, chuột và người vừa là vật chủ trung gian khi mang nang kén của giun xoắn, vừa là vật chủ cuối cùng khi có giun xoắn trưởng thành ký sinh trong ruột non.
Trên đây là tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về nguồn bệnh và đường truyền lây bệnh Giun xoắn. Bạn nên tham khảo chi tiết Thông tư 07/2016/TT-BNNPTNT quy định về phòng, chống dịch bệnh động vật trên cạn do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành để nắm rõ quy định này.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Học sinh được nghỉ bao nhiêu ngày Tết 2025? Học kỳ 2 năm học 2024 - 2025 bắt đầu khi nào?
- Tên gọi Hà Nội có từ khi nào? Phía Bắc Thủ đô Hà Nội tiếp giáp với tỉnh thành nào?
- Còn bao nhiêu ngày thứ 2 nữa đến Tết 2025? Đếm ngược ngày Tết Âm lịch 2025?
- Trường công lập được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất có được phép chuyển sang thuê đất thu tiền hằng năm để kinh doanh không?
- Từ 1/1/2025, tài liệu ôn luyện kiểm tra phục hồi điểm GPLX được đăng tải trên đâu?