Nguồn bệnh và đường truyền lây bệnh Niu-cát-xơn
Nguồn bệnh và đường truyền lây bệnh Niu-cát-xơn được quy định tại Tiểu mục 1.2 Phụ lục 16 Thông tư 07/2016/TT-BNNPTNT quy định về phòng, chống dịch bệnh động vật trên cạn do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành như sau:
a) Loài mắc: Gà các loại, chim cút.
b) Đường truyền lây
- Lây trực tiếp: Vi rút Niu-cát-xơn thường lây truyền qua đường tiếp xúc trực tiếp giữa gia cầm mắc bệnh và gia cầm khỏe mạnh. Vi rút được bài thải qua phân, dịch tiết ở mắt, mũi, miệng hoặc qua hơi thở của gia cầm bệnh.
- Lây gián tiếp: Vi rút có thể lây truyền thông qua xác gia cầm bị bệnh chết, vỏ trứng, dụng cụ chăn nuôi, thức ăn nước uống, chất thải chăn nuôi, ủng hoặc quần áo của người chăn nuôi có mang mầm bệnh.
Trên đây là tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về nguồn bệnh và đường truyền lây bệnh Niu-cát-xơn. Bạn nên tham khảo chi tiết Thông tư 07/2016/TT-BNNPTNT quy định về phòng, chống dịch bệnh động vật trên cạn do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành để nắm rõ quy định này.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cá nhân cho công ty vay tiền không tính lãi có bị ấn định thuế không?
- Quy định về thanh toán tiền điện trong hợp đồng mua bán điện năm 2025?
- Công văn 545: Không gây áp lực học thêm cho học sinh thi vào lớp 10?
- Tải Phụ lục Nghị định 15/2025/NĐ-CP về quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt?
- Ngày nào là ngày truyền thống của lực lượng Dân quân tự vệ?