Quy định về nguồn lây bệnh Nhiệt thán
Nguồn lây bệnh Nhiệt thán được quy định tại Tiểu mục 1.2 Phụ lục 12 Thông tư 07/2016/TT-BNNPTNT quy định về phòng, chống dịch bệnh động vật trên cạn do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành như sau:
Nguồn bệnh: Các chất bài tiết, dịch tiết, máu từ hậu môn, mũi, miệng, phủ tạng, cơ quan sinh dục, dịch mật, nước tiểu, sữa của động vật mắc bệnh;
Ở ngoài môi trường, đặc biệt ở những nơi chôn động vật mắc bệnh Nhiệt thán hoặc nơi bị nhiễm chất bài tiết của động vật mắc bệnh, vi khuẩn Nhiệt thán sẽ sinh nha bào để tồn tại trong thời gian dài; giun đất ăn phải nha bào rồi đùn lên mặt đất theo phân; nha bào sẽ theo nước mưa phát tán đi xa, bám vào cây cỏ, động vật ăn cỏ và ăn phải nha bào; khi vào đường tiêu hóa, nha bào đi vào mạch máu thông qua niêm mạc đường tiêu hóa bị tổn thương (do ký sinh trùng hoặc ngoại vật), phát triển thành vi khuẩn và gây bệnh. Ngoài ra, động vật khỏe mạnh có thể hít phải bụi có nha bào Nhiệt thán, nha bào xâm nhập đường hô hấp, phát triển thành vi khuẩn Nhiệt thán, từ đó xâm nhập vào các cơ quan, tổ chức trong cơ thể gây bệnh.
Trên đây là tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về nguồn lây bệnh Nhiệt thán. Bạn nên tham khảo chi tiết Thông tư 07/2016/TT-BNNPTNT quy định về phòng, chống dịch bệnh động vật trên cạn do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành để nắm rõ quy định này.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Học sinh được nghỉ bao nhiêu ngày Tết 2025? Học kỳ 2 năm học 2024 - 2025 bắt đầu khi nào?
- Tên gọi Hà Nội có từ khi nào? Phía Bắc Thủ đô Hà Nội tiếp giáp với tỉnh thành nào?
- Còn bao nhiêu ngày thứ 2 nữa đến Tết 2025? Đếm ngược ngày Tết Âm lịch 2025?
- Trường công lập được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất có được phép chuyển sang thuê đất thu tiền hằng năm để kinh doanh không?
- Từ 1/1/2025, tài liệu ôn luyện kiểm tra phục hồi điểm GPLX được đăng tải trên đâu?