Áp dụng phương thức kiểm tra đối với thực phẩm nhập khẩu được quy định ra sao?
Áp dụng phương thức kiểm tra đối với thực phẩm nhập khẩu được quy định tại Điều 6 Thông tư 52/2015/TT-BYT quy định việc kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm đối với thực phẩm nhập khẩu và hồ sơ thủ tục cấp giấy chứng nhận đối với thực phẩm xuất khẩu thuộc phạm vi quản lý của Bộ Y tế như sau:
1. Kiểm tra thông thường áp dụng đối với 100% mặt hàng của lô hàng nhập khẩu, trừ trường hợp quy định tại Khoản 2 và Khoản 3 Điều này.
2. Kiểm tra giảm áp dụng đối với mặt hàng thuộc một trong các trường hợp quy định tại điểm a, b và c Khoản này như sau:
a) Đã được xác nhận đạt yêu cầu về an toàn thực phẩm bởi cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của nước đã ký kết Điều ước quốc tế thừa nhận lẫn nhau trong hoạt động kiểm tra chất lượng, an toàn thực phẩm mà Việt Nam là thành viên; kết quả kiểm tra của cơ quan có thẩm quyền nước xuất khẩu đối với mặt hàng phù hợp các quy định bắt buộc áp dụng của Việt Nam;
b) Đạt yêu cầu nhập khẩu sau 03 lần kiểm tra liên tiếp tại các ngày khác nhau trong vòng 12 tháng theo phương thức kiểm tra thông thường đồng thời đạt yêu cầu trong các lần thanh tra, kiểm tra (nếu có);
c) Sau khi áp dụng phương thức kiểm tra giảm trong vòng 12 tháng, có kết quả đạt yêu cầu tại các lần kiểm tra định kỳ theo quy định tại Khoản 1 Điều 13 Thông tư số 19/2012/TT-BYT ngày 09 tháng 11 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Y tế hướng dẫn việc công bố hợp quy và công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm;
d) Việc áp dụng phương thức kiểm tra giảm chỉ được tiến hành khi có thông báo của Cục An toàn thực phẩm - Bộ Y tế trên cơ sở xem xét các yêu cầu tại các điểm a, b, c Khoản 2 Điều này.
Để được cấp thông báo, chủ hàng gửi Đơn đề nghị áp dụng phương thức kiểm tra giảm đối với thực phẩm nhập khẩu theo quy định tại Phụ lục số 1A ban hành kèm theo Thông tư này. Trong thời hạn 05 (năm) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn đề nghị của chủ hàng, Cục An toàn thực phẩm - Bộ Y tế có thông báo cho phép hoặc không cho phép áp dụng phương thức kiểm tra giảm theo quy định tại Phụ lục số 1B ban hành kèm theo Thông tư này.
3. Kiểm tra chặt áp dụng đối với mặt hàng nhập khẩu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Mặt hàng không đạt yêu cầu nhập khẩu tại lần kiểm tra trước đó;
b) Có cảnh báo của Bộ Y tế hoặc của cơ quan có thẩm quyền lại nước ngoài hoặc của nhà sản xuất.
4. Trường hợp chuyển từ kiểm tra chặt sang kiểm tra thường:
a) Khi kiểm tra 02 (hai) lần liên tiếp theo phương thức kiểm tra chặt mà kết quả đạt yêu cầu nhập khẩu thì mặt hàng đó được áp dụng phương thức kiểm tra thông thường quy định tại Khoản 1 Điều này trong lần nhập khẩu tiếp theo đối với mặt hàng không đạt yêu cầu nhập khẩu tại lần kiểm tra trước đó;
b) Khi có văn bản thông báo ngừng kiểm tra chặt của Cục An toàn thực phẩm - Bộ Y tế đối với trường hợp có cảnh báo của Bộ Y tế hoặc của cơ quan có thẩm quyền tại nước ngoài hoặc của nhà sản xuất.
Trên đây là nội dung tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về áp dụng phương thức kiểm tra đối với thực phẩm nhập khẩu. Để hiểu rõ chi tiết hơn về điều này bạn nên tham khảo thêm tại Thông tư 52/2015/TT-BYT.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hướng dẫn xếp lương giáo viên THCS theo Thông tư 03/2021/TT-BGDĐT?
- Mẫu Biên bản kiểm phiếu đánh giá hồ sơ đăng ký tuyển chọn, giao trực tiếp nhiệm vụ bảo vệ môi trường 2024?
- Đối tượng được đặc cách tốt nghiệp THPT 2025 chi tiết mới nhất?
- Mẫu phiếu phúc tra sức khỏe nghĩa vụ quân sự Thông tư 105?
- Mẫu Báo cáo định kỳ tình hình thực hiện nhiệm vụ bảo vệ môi trường mới nhất là mẫu nào? Tải về mẫu báo cáo?