Thủ tục tạm giữ người tại đồn biên phòng được quy định như thế nào?
Thủ tục tạm giữ người tại đồn biên phòng quy định tại Điều 7 Thông tư liên tịch 01/2014/TTLT-VKSTC-BQP hướng dẫn thực hiện việc bắt, tạm giữ hình sự và kiểm sát việc bắt, tạm giữ hình sự tại các đồn Biên phòng do Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao - Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ban hành cụ thể như sau:
1. Khi tạm giữ người bị bắt trong trường hợp khẩn cấp, phạm tội quả tang, người phạm tội tự thú, đầu thú hoặc đối với người bị bắt theo quyết định truy nã, Đồn trưởng phải ra quyết định tạm giữ.
2. Khi đưa người bị tạm giữ hình sự vào buồng tạm giữ phải: Giải thích quyền và nghĩa vụ của người bị tạm giữ theo Điều 48 Bộ luật tố tụng hình sự; kiểm tra, xác định tình trạng sức khỏe của người bị tạm giữ; kiểm tra đồ vật mang theo của họ trước khi đưa vào buồng tạm giữ; phổ biến nội quy buồng tạm giữ cho người bị tạm giữ biết.
Việc kiểm tra xác định tình trạng sức khỏe của người bị tạm giữ do Quân y đồn Biên phòng và những người có liên quan thực hiện. Việc kiểm tra thân thể người bị tạm giữ là nam giới do nam thực hiện, nữ giới do nữ thực hiện và được tiến hành trong phòng kín. Nếu đồn Biên phòng không có quân nhân nữ hoặc công nhân viên quốc phòng là nữ thì Đồn trưởng đồn Biên phòng phối hợp với chính quyền địa phương nơi đóng quân, mời một công dân nữ ở địa phương giúp thực hiện việc kiểm tra thân thể người bị tạm giữ.
Việc xác định tình trạng sức khỏe, kiểm tra thân thể người bị tạm giữ phải được ghi vào phiếu khám sức khỏe, biên bản kiểm tra thân thể người bị tạm giữ theo mẫu quy định và được lưu vào hồ sơ tạm giữ.
3. Những đồn Biên phòng không có buồng tạm giữ, Đồn trưởng cử cán bộ, chiến sĩ thuộc quyền dẫn giải người có quyết định tạm giữ đến nhà tạm giữ của Công an cấp huyện hoặc trại tạm giam của Công an cấp tỉnh nơi đồn đóng quân để tạm giữ (theo quy định tại Thông tư liên tịch số 112/2002/TTLT-BQP-BCA ngày 16/8/2002 của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an hướng dẫn các đồn Biên phòng không có buồng tạm giữ được gửi người bị tạm giữ đến để giam giữ tại các nhà tạm giữ, trại tạm giam thuộc Bộ Công an quản lý).
4. Trong trường hợp cần thiết phải gia hạn tạm giữ, Đồn trưởng ra quyết định gia hạn tạm giữ theo quy định tại Khoản 2 Điều 87 Bộ luật tố tụng hình sự. Trước khi hết thời hạn tạm giữ 12 giờ, đồn Biên phòng phải gửi hồ sơ đề nghị gia hạn tạm giữ đến Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện nơi đóng quân để xét phê chuẩn.
Trên đây là phần tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về thủ tục tạm giữ người tại đồn biên phòng. Để tìm hiểu rõ hơn, vui lòng xem thêm tại Thông tư liên tịch 01/2014/TTLT-VKSTC-BQP
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hướng dẫn xếp lương giáo viên THCS theo Thông tư 03/2021/TT-BGDĐT?
- Mẫu Biên bản kiểm phiếu đánh giá hồ sơ đăng ký tuyển chọn, giao trực tiếp nhiệm vụ bảo vệ môi trường 2024?
- Đối tượng được đặc cách tốt nghiệp THPT 2025 chi tiết mới nhất?
- Mẫu phiếu phúc tra sức khỏe nghĩa vụ quân sự Thông tư 105?
- Mẫu Báo cáo định kỳ tình hình thực hiện nhiệm vụ bảo vệ môi trường mới nhất là mẫu nào? Tải về mẫu báo cáo?