Thủ tục trả lại tiền đã đặt để bảo đảm trong vụ án hình sự được quy định như thế nào?
Thủ tục trả lại tiền đã đặt để bảo đảm trong vụ án hình sự quy định tại Điều 14 Thông tư liên tịch 17/2013/TTLT-BTP-BCA-BQP-BTC-VKSNDTC-TANDTC hướng dẫn về đặt tiền để bảo đảm theo quy định tại Điều 93 của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 do Bộ Tư pháp - Bộ Công an - Bộ Quốc phòng - Bộ Tài chính - Viện kiểm sát nhân dân tối cao - Toà án nhân dân tối cao ban hành cụ thể như sau:
1. Thủ tục trả lại tiền đã đặt để bảo đảm đang do Kho bạc Nhà nước quản lý tại tài khoản tạm giữ được thực hiện như sau:
a) Sau khi nhận được quyết định hủy bỏ quyết định áp dụng biện pháp đặt tiền bảo đảm trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c, d, đ và e khoản 1 Điều 12 của Thông tư liên tịch này, người được trả lại tiền theo quyết định hủy bỏ quyết định áp dụng biện pháp đặt tiền bảo đảm phải gửi cho chủ tài khoản tạm giữ là Cơ quan điều tra (trong giai đoạn điều tra, truy tố) hoặc Cơ quan thi hành án dân sự (trong giai đoạn xét xử) đơn đề nghị trả lại tiền đã đặt để bảo đảm kèm theo bản phôtô giấy chứng minh nhân dân và quyết định huỷ bỏ quyết định áp dụng biện pháp đặt tiền để bảo đảm.
b) Trong thời hạn ba ngày làm việc, kể từ khi nhận được đơn đề nghị theo hướng dẫn tại điểm a Khoản này, cơ quan là chủ tài khoản tạm giữ có trách nhiệm lập hồ sơ đề nghị Kho bạc Nhà nước trả lại tiền đã đặt để bảo đảm và giao hồ sơ cho người làm đơn đề nghị để nộp cho Kho bạc Nhà nước làm thủ tục nhận lại tiền.
Hồ sơ đề nghị gửi Kho bạc Nhà nước gồm có: văn bản của chủ tài khoản tạm giữ đề nghị Kho bạc Nhà nước trả lại tiền đã đặt để bảo đảm; Quyết định hủy bỏ quyết định áp dụng biện pháp đặt tiền để bảo đảm và 03 liên Giấy rút tiền mặt từ tài khoản tiền gửi theo mẫu số C4-09/KB ban hành kèm theo Thông tư số 08/2013/TT-BTC ngày 10/01/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện kế toán nhà nước áp dụng cho Hệ thống thông tin quản lý Ngân sách và kho bạc.
c) Căn cứ vào hồ sơ đề nghị, Kho bạc Nhà nước làm thủ tục trả lại tiền đã đặt để bảo đảm theo quy định của pháp luật hiện hành.
d) Sau khi trả lại tiền đã đặt để bảo đảm, Kho bạc Nhà nước gửi một liên Giấy rút tiền mặt từ tài khoản tiền gửi cho chủ tài khoản tạm giữ và một liên cho cơ quan đã ra quyết định huỷ bỏ quyết định áp dụng biện pháp đặt tiền để bảo đảm để lưu vào hồ sơ vụ án, một liên lưu tại Kho bạc Nhà nước cùng với văn bản của chủ tài khoản tạm giữ đề nghị Kho bạc Nhà nước trả lại tiền đã đặt để bảo đảm và Quyết định hủy bỏ quyết định áp dụng biện pháp đặt tiền để bảo đảm.
Trường hợp vụ án đang trong giai đoạn điều tra thì sau khi nhận được một liên Giấy rút tiền mặt từ tài khoản tiền gửi, Viện kiểm sát chuyển ngay cho Cơ quan điều tra đang tiến hành tố tụng đối với vụ án để lưu vào hồ sơ.
2. Thủ tục trả lại tiền đã đặt để bảo đảm đang do cơ quan tài chính có thẩm quyền trong Quân đội quản lý được thực hiện như sau:
a) Sau khi có quyết định hủy bỏ việc áp dụng biện pháp đặt tiền bảo đảm trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c, d, đ và e khoản 1 Điều 12 của Thông tư liên tịch này, bị can, bị cáo hoặc người được uỷ quyền của họ, người đại diện hợp pháp phải có văn bản đề nghị cơ quan đang tiến hành tố tụng đối với vụ án lập hồ sơ đề nghị trả lại tiền đã đặt để bảo đảm.
b) Trong thời hạn ba ngày làm việc, kể từ khi nhận được văn bản đề nghị theo quy định tại điểm a Khoản này, cơ quan tiếp nhận đề nghị phải lập hồ sơ đề nghị cơ quan tài chính trong Quân đội trả lại tiền đã đặt để bảo đảm.
Hồ sơ gồm có: văn bản đề nghị lập hồ sơ của bị can, bị cáo hoặc người được uỷ quyền của họ, người đại diện hợp pháp; Quyết định hủy bỏ việc áp dụng biện pháp đặt tiền để bảo đảm và Biên bản nộp tiền được đặt để bảo đảm quy định tại điểm b khoản 2 Điều 10 của Thông tư liên tịch này.
Hồ sơ đề nghị được giao cho người được trả lại tiền theo quyết định huỷ bỏ việc áp dụng biện pháp đặt tiền để bảo đảm để làm thủ tục nhận lại tiền.
c) Căn cứ vào hồ sơ đề nghị, cơ quan tài chính trong Quân đội làm thủ tục trả lại tiền đã được đặt để bảo đảm theo quy định của pháp luật hiện hành.
d) Khi trả lại tiền được đặt để bảo đảm, cơ quan tài chính trong Quân đội phải lập biên bản có chữ ký của bên trả và bên nhận. Biên bản được lập thành ba bản, bên trả giữ một bản, bên nhận giữ một bản và một bản được gửi cho cơ quan đã ra Quyết định hủy bỏ việc áp dụng biện pháp đặt tiền để bảo đảm để lưu vào hồ sơ vụ án.
Trường hợp vụ án đang trong giai đoạn điều tra thì sau khi nhận được biên bản trả lại tiền cho bị can, Viện kiểm sát chuyển ngay cho Cơ quan điều tra đang tiến hành tố tụng đối với vụ án để lưu vào hồ sơ
Trên đây là phần tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về thủ tục trả lại tiền đã đặt để bảo đảm trong vụ án hình sự. Để tìm hiểu rõ hơn, vui lòng xem thêm tại Thông tư liên tịch 17/2013/TTLT-BTP-BCA-BQP-BTC-VKSNDTC-TANDTC
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Giá tính thuế GTGT đối với hàng hóa dịch vụ chỉ chịu thuế bảo vệ môi trường là giá nào?
- Lịch thi Violympic cấp huyện 2024 - 2025 chi tiết nhất? Còn mấy ngày nữa thi?
- Còn bao nhiêu ngày nữa tới mùng 2 Tết 2025? Lịch âm tháng 1 2025 có mấy ngày chủ nhật?
- Tháng 12 âm lịch 2024 là tháng con gì? Tháng 12 âm lịch 2024, NLĐ được nghỉ Tết Dương lịch 2025 chưa?
- Tiền thưởng Tết 2025 của người lao động có tính đóng bảo hiểm xã hội không?